Ở thị trấn Kế Sách (Kế Sách) người ta vẫn hay bắt gặp một hình ảnh quen thuộc, đó chính là một người phụ nữ ngoài tám mươi, cọc cạch với chiếc xe đạp cũ kỹ trở về nhà sau khi đã tạm hoàn thành xong một phần việc trong ngày. Hỏi ra mới biết cô là Trần Thị Kính, năm nay đã bước sang tuổi 84, hiện là Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi ấp An Thành và An Ninh, thị trấn Kế Sách.
Nhà nghiên cứu Văn học dân gian - Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, người phụ nữ bước xuống từ 'xế hộp' rồi tụt quần, chửi bới ngay trước cổng đền Cuông (Nghệ An) có thể nói rằng 'khẩu xà tâm xà', như vậy đi đền, chùa cũng vô ích.
Ngày 28-1, chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã tưởng niệm chung thất Trưởng lão Hòa thượng Giác Phúc, Thành viên Hội đồng Chứng minh, viện chủ Pháp viện Minh Đăng Quang (quận 2, TP.HCM).
Ứng xử đúng mực nơi cửa thiền từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa. Ngày nay, trước ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa trong đời sống hiện đại, văn hóa ứng xử chốn cửa thiền có sự lệch chuẩn. Chính vì thế, việc khôi phục nếp xưa, duy trì thái độ tôn trọng chuẩn mực ở chốn linh thiêng là rất cần thiết. Hànôịmới Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ về vấn đề này.
Đã từ lâu rồi, ở hầu hết quốc gia trên thế giới, quyền riêng tư của mỗi cá nhân luôn được luật pháp bảo vệ. Bộ luật Hồng Đức ở ta, được ban hành vào thời Lê (1470-1497), còn vừa nghiêm khắc vừa nhân văn tới mức cấm tố giác những người thân ở địa vị tôn trưởng. 'Điều 504: Con cháu tố cáo ông bà cha mẹ..., dẫu việc có thật cũng phải tội biếm hay tội đồ'.
Người cao tuổi Hà Tĩnh không chỉ gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn tham gia hoạt động trong bộ máy chính trị cơ sở; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng NTM, đô thị văn minh.
Trong suốt chiều dài 1.010 năm lịch sử, dù có thời đoạn không còn là đầu não chính trị và hành chính, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội luôn giữ vị thế trung tâm lớn, hàng đầu về văn hóa. Mười năm qua, những biến chuyển từ nỗ lực bền bỉ của thành phố thông qua các 'tác động chính sách', chất Hà Nội, ý thức tự điều chỉnh của mỗi người Hà Nội là cơ sở để chúng ta tin, kỳ vọng vào sức sống, giá trị của 'sức mạnh mềm' - văn hóa ứng xử của Hà Nội trong hôm nay và mai sau.
Thế Tôn đã khẳng định nếu không có hổ thẹn với chính mình và mọi người thì con người chẳng khác nào cầm thú, thế giới sẽ đi đến hỗn loạn.