Dù những ngày qua có nhiều cơn mưa lớn nhưng diện tích lúa hè thu trong vùng Dự án Ngọt hóa Gò Công (tỉnh Tiền Giang) không bị ngập úng nhờ vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi trong khu vực.Từ ngày 25 đến 31-5, các địa phương thuộc Dự án Ngọt hóa Gò Công ghi nhận tổng lượng mưa lớn, có nơi lên đến 132,7 mm. Dù vậy, các trà lúa trong vùng vẫn được bảo vệ an toàn. Có được kết quả trên, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Công ty) đã chủ động triển khai và phối hợp với các địa phương trong vùng vận hành hệ thống thủy lợi ở khu vực dự án, chủ động điều tiết nước phục vụ sản xuất của người dân.
Sáng ngày 2/6, tiếp tục chương trình giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án hồ chứa nước Ta Hoét, huyện Đức Trọng, Đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do ông Võ Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát, làm việc với Sở Tài chính. Cùng tham dự buổi giám sát có các thành viên của đoàn là đại diện các tổ chức đoàn thể của tỉnh, đại diện Ban Pháp chế HĐND tỉnh. Phía Sở Tài chính, tham dự đồng chủ trì có ông Lê Văn Nhân – Phó Giám đốc Sở Tài chính, đại diện các phòng ban liên quan của Sở Tài Chính, cùng đại diện lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp…
Chiều 31/5, đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng do ông Võ Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án hồ chứa nước Ta Hoét tại huyện Đức Trọng.
Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán (ADB8) vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), được triển khai trên địa bàn 5 tỉnh gồm Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông. Tại tỉnh Bình Thuận có 2 tiểu dự án với tổng mức đầu tư 500,635 tỷ đồng là Kênh tưới Đu Đủ ‐ Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và Nâng cấp hệ thống tưới hồ Trà Tân, huyện Đức Linh.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa ký Quyết định số 576/QĐ-UBND, bố trí hơn 994 triệu đồng từ nguồn dự phòng chi ngân sách tỉnh năm 2022 cho Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi để thực hiện Kiểm định an toàn đập Cụm công trình đầu mối Thủy lợi Thạch Nham.
Ngày 21-4, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Công ty) tổ chức Hội nghị vận hành công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ hè thu 2022 trong khu vực ngọt hóa Gò Công.
Công trình vượt sông Vàm Cỏ Đông chiều dài 2,361km, kết cấu bằng ống thép đường kính 2D2,4m đặt trên các trụ đỡ bằng BTCT. Tại vị trí vượt sông có khẩu độ thông thuyền 30m, chiều cao tĩnh không 6m, kết cấu là ống thép đặt trên giàn thép.
Dự án Tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông sử dụng nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng qua kênh chính Tây và cống đầu kênh TN21, cấp nước tưới tự chảy cho diện tích 16.953 ha đất nông nghiệp của hai huyện Châu Thành và Bến Cầu, đồng thời cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt và chăn nuôi với lưu lượng 1m3/s.
Thời gian qua, cử tri trên địa bàn xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành có ý kiến về lịch cung cấp nước phục vụ tưới tiêu trên tuyến kênh chảy qua địa phận xã chưa phù hợp.
Địa hình cao thấp xen kẽ, nguồn nước có hạn nên việc đổ ải ở TP Chí Linh khó khăn hơn nơi khác. Nhưng nhờ điều tiết nước hợp lý mà việc đổ ải tại đây bớt khó.
Đến nay, dự án đạt khoảng 90% khối lượng xây dựng, bước đầu đưa vào khai thác vận hành tuyến kênh chuyển nước đoạn từ K0 đến K10+027, thông nước thử tải kênh và phục vụ tưới trên địa bàn các xã An Cơ, Hảo Đước và Trí Bình của huyện Châu Thành.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các địa phương, đơn vị khai thác công trình thủy lợi chủ động lấy nước phục vụ sản xuất trên cơ sở lịch xả nước của các hồ thủy điện, kế hoạch điều hành hệ thống Bắc Hưng Hải và lịch triều cường.
Những năm qua, tỉnh ta đã khai thác các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi; tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả hệ thống thủy lợi, đảm bảo nước phục vụ sản xuất, góp phần hoàn thành tiêu chí về thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới.
Sau mỗi đợt thiên tai xảy ra, các công trình thủy lợi bị ảnh hưởng nặng nề, tác động xấu tới quá trình sản xuất của bà con. Tuy nhiên, được tỉnh quan tâm, đầu tư, các công trình đều được tu sửa, khôi phục khả năng tưới - tiêu, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất.
Dự án Hoàn chỉnh khu tưới hệ thống thủy lợi Tà Pao đang mở ra 'sức sống' mới về sản xuất nông nghiệp trên vùng đất huyện Tánh Linh. Đây là dự án có tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, từ vốn ngân sách tỉnh trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021- 2025…
Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Tây Ninh cho biết, Công ty đã thông báo lịch cắt nước chuyển vụ Hè Thu 2021 sang tưới chống hạn vụ Mùa 2021 trên các hệ thống thủy lợi để đưa vào duy tu bảo dưỡng định kỳ để người dân nắm chủ động trong hoạt động gieo trồng.
Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN) trong tổ chức Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội) đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ những đề tài, dự án do Liên hiệp hội (LHH) và các hội thành viên chủ trì thực hiện đã góp phần xây dựng thành công nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, có tác động xã hội tích cực.
Sau nhiều năm tạm dừng thi công, tháng 5/2020, Dự án hồ chứa nước bản Mòng, tại xã Hua La (Thành phố) tiếp tục được tái khởi động, dự kiến đưa công trình vào hoạt động trong quý II/2021. Tuy nhiên, hiện nay Dự án đang còn một số khó khăn trong công tác đền bù, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Sáng 26-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ chặn dòng, tích nước hồ chứa nước Ea H'leo, tỉnh Đắk lắk, phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, góp phần cải thiện môi sinh, môi trường vùng dự án.
Những năm qua, huyện Mai Sơn đã tăng cường công tác quản lý, thẩm định, kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đôn đốc thi công đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến độ thi công, chất lượng công trình đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân và phục vụ phát triển KT-XH ở địa phương.
Diện tích đổ ải tự chảy là hơn 5.400 ha, còn lại là bơm điện của các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi và HTX dịch vụ nông nghiệp của địa phương.
Liên quan đến vụ kênh Đ3 (xã Krông Búk, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) được xây dựng gần 15 tỷ đồng nhưng bỏ hoang nhiều năm nay mà Báo CAND đã phản ánh, đại diện Bộ NN&PTNT khẳng định đã từng có văn bản yêu cầu ngừng thi công nhưng địa phương vẫn kiên quyết làm.
Những ngày đầu năm mới, các đơn vị, nhà thầu thi công Dự án hệ thống thủy lợi Nà Sản đang huy động tối đa nhân công, máy móc để tập trung thi công các hạng mục công trình, quyết tâm hoàn thành tiến độ theo kế hoạch đề ra. Dự án hệ thống thủy lợi Nà Sản được đầu tư xây dựng với mục tiêu cấp nước tưới tự chảy cho 1.450 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho trên 10.000 người thuộc các xã trên cao nguyên Nà Sản, gồm: Hát Lót, Mường Bon và Chiềng Mung của huyện Mai Sơn. Đồng thời, phục vụ nuôi trồng thủy sản và duy trì dòng chảy môi trường hạ du, góp phần cải tạo môi trường sinh thái và phát triển du lịch trên địa bàn.
Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ chiêm xuân năm nay có 3 đợt xả nước với tổng 18 ngày.
Ngày 29-12, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra, chỉ đạo hướng khắc phục sự cố xói trôi trên kênh chính bắc ở xã Phùng Giáo, huyện miền núi Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo, dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa kiệt 2020-2021 thấp hơn đáng kể so với trung bình nhiều năm, chỉ tương đương với các năm có hạn mặn lịch sử 2015-2016 hoặc 2019-2020.
Ngày 15-12, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, để khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Sở NN&PTNT vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã đề nghị tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung theo Phương án 174 của UBND tỉnh Tiền Giang về phòng, chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô (kèm kế hoạch chuyên ngành thực hiện Phương án).
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) nắng nóng như đổ lửa, có hồ thủy lợi rộng khoảng 3.700 ha, đất đai rộng lớn, cái nôi văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên… nhưng nhiều năm qua chưa được phát huy, khai thác hết tiềm năng. Kể từ khi mới về nhậm chức Bí thư Huyện ủy Buôn Đôn (theo hình thức tuyển chọn chức danh bí thư huyện ủy), ông Ya Toan Enuôl đã đưa ra nhiều ý tưởng đánh thức những tiềm năng, lợi thế nói trên .
Diện tích lúa của nông dân một số xã trên địa bàn huyện Tánh Linh liên tục bị ngập úng sau mưa lớn, nhất là vùng sản xuất khu vực đập Tà Pao đang thi công dang dở hạn chế việc tiêu thoát nước.
Công trình thủy lợi Plei Keo (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) chưa nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng xuất hiện một số điểm hư hỏng trên các tuyến kênh chính và kênh nhánh N1, N2. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng, UBND huyện Chư Sê và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra làm rõ nguyên nhân hư hỏng, kịp thời khắc phục.
Ở phía Nam tỉnh có dự án công trình thủy lợi Tà Pao, đây là công trình thủy lợi được rất nhiều người dân vùng thung lũng sông La Ngà thuộc 2 huyện Tánh Linh và Đức Linh mong đợi từ lâu nay đang tiếp tục được đầu tư.
Phó chủ tịch UBND huyện Bù Đốp Nguyễn Anh Tài tiếp và làm việc với đoàn kiểm tra do ông Hoàng Mạnh Thường, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn về tình hình phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, nước sạch vệ sinh môi trường, quản lý hồ đập, kênh mương, rà soát bàu đưng, hầm đất tích nước về mùa khô trên địa bàn huyện Bù Đốp vào ngày hôm nay 11-9.
Cánh đồng lúa của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích gieo cấy hai vụ đông xuân và hè thu là trên 11.000ha. Nơi đây được mệnh danh là vựa lúa của tỉnh, bởi năng suất lúa hai vụ luôn ổn định và đứng top đầu của Quảng Trị. Có được danh tiếng đó, thì điện phục vụ tưới tiêu đóng một vai trò hết sức quan trọng, như người dân nơi đây thường nói 'Có dòng điện, vựa lúa Triệu Phong thêm trĩu hạt'.
Đoàn công tác Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Bộ Công Thương do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.