Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) đã khai trương sàn giao dịch tín chỉ carbon có xác thực của chính phủ hôm 11-10 trong nỗ lực giảm khí phát thải, đáp ứng các mục tiêu chống biến đổi khí hậu của Nhật Bản. Đây là sàn giao dịch tín chỉ carbon thứ ba của Nhật Bản khai trương trong hai tuần qua.
Thủ tướng Fumio Kishida cam kết sẽ đưa các biện pháp thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) vào gói kinh tế sắp tới, với kinh phí dự kiến hơn 1,1 tỉ USD trong tài khóa 2024.
Nhật Bản đã gỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng dữ liệu về điện năng của các công ty điện lực từ 1-10. Động thái mở đường cho nhiều doanh nghiệp ngoài ngành điện khai thác dữ liệu để phát triển các dịch vụ khác nhau như tiết kiệm điện, giảm phát thải, giám sát người cao tuổi từ xa.
Toshiba, một công ty nổi tiếng của Nhật Bản có lịch sử 148 năm tuổi từng cùng Sharp và Panasonic tạo thành 'ba đại gia đồ điện gia dụng' của Nhật Bản, có thể rút khỏi thị trường chứng khoán trong năm nay.
Số liệu mới nhất từ Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản đã nêu bật một cột mốc đáng lo ngại nữa tại đất nước đang già đi nhanh chóng này.
Công ty khởi nghiệp công nghệ (startup) Pocketalk Corp., nhà sản xuất máy phiên dịch của Nhật Bản, đang lên kế hoạch chào bán cổ phiếu lần ra công chúng (IPO) ở Mỹ trong vòng hai năm tới dựa trên mức định giá 1 tỉ đô la Mỹ.
Thủ tướng Nhật Fumio Kishida cho biết chính phủ nước này sẽ phân bổ thêm 20,7 tỉ yen (141,41 triệu USD) để hỗ trợ ngành thủy sản sau lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn của Trung Quốc đối với các sản phẩm thủy sản Nhật.
Hãng Reuters đưa tin sau chuyến thăm chợ cá lớn nhất Tokyo, Thủ tướng Fumio Kishida cam kết thực hiện các biện pháp giúp ngành thủy sản Nhật Bản bị thiệt hại bởi lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc.
Nhằm đánh tan lo ngại về việc xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, Thủ tướng Fumio Kishida và một số bộ trưởng ăn hải sản đánh bắt từ vùng biển ngoài khơi tỉnh đặt nhà máy này.
Tờ The Asahi Shimbun đưa tin Bộ Ngoại giao Nhật Bản dự định cung cấp khoản viện trợ an ninh trị giá khoảng 5 tỉ yen (34,1 triệu USD) cho 6 quốc gia trong năm tài khóa 2024.
Chưa hết năm 2023 nhưng tổng số tiền mà nhà đầu tư nước ngoài đổ vào ngành khách sạn của Nhật Bản đã vượt con số của cả năm 2022. Đà phục hồi du lịch nhanh chóng và mức lạm phát cao nhất trong bốn thập niên ở Nhật Bản đang thúc đẩy cơn bùng nổ đầu tư khách sạn ở đất nước của núi Phú Sĩ.
Các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Nhật Bản đã tăng 80%, đạt 6.800 tỉ yen (47 tỉ đô la Mỹ) trong nửa đầu năm 2023 trong bối cảnh các doanh nghiệp nước này đang đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng giá cổ phiếu.
Hãng điện tử Panasonic (Nhật Bản) thông báo giải thể công ty con sản xuất màn hình LCD, nhằm trút bỏ một gánh nặng dai dẳng lên lợi nhuận của hãng. Đồng thời, hãng sẽ đẩy mạnh dịch chuyển trọng tâm sang hoạt động sản xuất pin xe điện.
Nhật Bản ngày 28/7 quyết định mở rộng lệnh cấm xuất khẩu ô tô sang Nga từ ngày 9/8 bao gồm các ô tô đã qua sử dụng theo đúng với các biện pháp trừng phạt của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đối với Nga.
Ngành sản xuất ô tô Nhật Bản gánh chịu thiệt hại đầu tiên khi chuyển sang xe điện. Ngày 14/7, Mitsubishi Motors tuyên bố sẽ tạm dừng hoạt động tại Trung Quốc do không thể theo kịp khi sự phát triển của xe điện địa phương.
Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản công bố hôm 10-7, các nhà đầu tư Nhật Bản đã mua ròng khoản nợ nước ngoài kỷ lục trị giá 14.600 tỉ yen (103 tỉ đô la) trong nửa đầu năm nay do những xáo động trên thị trường trái phiếu toàn cầu. Đây là lần đầu tiên trong hai năm qua, nhà đầu tư đã mua ròng các khoản nợ trung và dài hạn ở nước ngoài trong sáu tháng đầu năm.
Quỹ tài trợ đại học trị giá 10.000 tỉ yen (70 tỉ đô la) của Nhật Bản đã có một năm khởi đầu khó khăn với khoản lỗ ròng lên đến 420 triệu đô la. Riêng khoản lỗ đầu tư vào trái phiếu của quỹ lỗ đến 890 triệu đô la do lãi suất tăng cao trên toàn cầu.
Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản nhất trí thắt chặt hợp tác ở một số công nghệ quan trọng như chip bán dẫn, điện toán hiệu suất cao, trí tuệ nhân tạo (AI), cáp quang biển. Động thái này diễn ra khi EU tìm cách giảm rủi ro phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.
Bộ Tài chính và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản đã triển khai ký kết 2 Thỏa thuận vay cho các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của 2 tỉnh Bình Dương và Lâm Đồng
Kế hoạch xả ra biển hơn một triệu mét khối nước đã qua xử lý từ khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima đang gây tranh cãi ở nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương. Trong chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 4-7 tới đây, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng về độ an toàn của quy trình xả nước thải. Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAEA) cũng ra báo cáo riêng về độ an toàn của nước thải đã xử lý.
Làn sóng rót vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các tài sản ở Nhật Bản có thể hỗ trợ các công ty khởi nghiệp (startup) bị lãng quên trước đây ở nước này chống chọi cơn suy thoái của thị trường vốn mạo hiểm toàn cầu.
Xuất khẩu hải sản của Nhật Bản vẫn đang tăng, chủ yếu nhờ vào ngành công nghiệp sò điệp và hải sâm của tỉnh Hokkaido. Tuy nhiên, nhiều người Nhật vẫn lo ngại rằng nước này đang đánh mất lợi thế xuất khẩu các mặt hàng cao cấp. Đặc biệt là khi Trung Quốc bước vào thị trường chế biến sò điệp và hải sâm nhập từ Hokkaido.
Honda đang chạy đua để bắt kịp các đối thủ khác trong lĩnh vực xe điện và phải đương đầu với cạnh tranh từ những hãng xe mới gia nhập thị trường và cả những gã khổng lồ công nghệ như Tesla, Apple và Amazon.
Nhật Bản đang xem xét mở rộng chương trình trợ cấp trẻ em để hỗ trợ 10.000 yen mỗi tháng cho trẻ đến năm 18 tuổi. Đây là một phần trong kế hoạch nhằm ngăn chặn tình trạng tỉ lệ sinh giảm tại quốc gia này.
13 công ty Nhật Bản bao gồm Onomichi Dockyard và Imabari Shipbuilding đã đầu tư 80 triệu USD vào dự án của công ty khởi nghiệp Anh Core Power, phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi.
Tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc gặp song phương thúc đẩy quan hệ thương mại, kinh tế với các đối tác chiến lược, trong đó có nhiều cam kết về vốn ODA của Nhật Bản, thúc đẩy đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối thị trường chung Nam Mỹ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần thượng tôn pháp luật, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình cần được đề cao và cần được thực hiện bằng những cam kết cụ thể
Bảy trong số các nhà sản xuất chất chip bán dẫn lớn nhất thế giới cho biết sẽ cân nhắc kế hoạch tăng cường sản xuất và thúc đẩy quan hệ đối tác công nghệ tại Nhật Bản. Động thái này diễn ra khi các đồng minh phương Tây tăng tốc nỗ lực sắp xếp lại chuỗi cung ứng chip toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung dâng cao trong lĩnh vực công nghệ.
Shunsaku Sagami, 32 tuổi, người sáng lập kiêm CEO của M&A Research Institute Holdings, một công ty môi giới mua bán và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp trở thành tỉ phú mới nhất của Nhật Bản vào cuối tháng trước. Thành công của anh đến từ việc sử dụng dữ liệu độc quyền và trí tuệ nhân tạo (AI) để môi giới nhanh chóng các thương vụ M&A trong bối cảnh có rất nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản muốn bán lại tài sản do người sáng lập đến tuổi nghỉ hưu nhưng không có người nối nghiệp.
Các nhà trọ suối nước nóng đông khách tuần trăng mật một thời của Nhật Bản đang lấy lại sức sống nhờ đầu tư của Trung Quốc.
SoftBank tuyên bố sẵn sàng chuyển sang tư thế 'tấn công' một lần nữa và lần này sẽ đặt cược vào các công ty trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong quý 1/2023, Credit Suisse ghi nhận dòng tiền ròng chảy ra khỏi ngân hàng lên tới 61,2 tỉ CHF (khoảng 68,6 tỉ USD), tương đương 5% tổng tài sản của nhà băng này tính đến thời điểm cuối năm 2022.
Thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) toàn cầu đang có dấu hiệu hồi sinh trong bối cảnh sự phục hồi của thị trường chứng khoán khuyến khích các công ty tiến hành niêm yết, đặc biệt là ở châu Á.
Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) - nhà đầu tư chiến lược của VPBank - là định chế tài chính lớn đầu tiên trên thế giới phát hành lô trái phiếu AT1 kể từ sau thương vụ UBS thâu tóm Credit Suisse.
Thái Lan và Indonesia đang trở thành hai trong số những điểm đến hấp dẫn nhất ở châu Á để đầu tư vào ngành sản xuất phụ tùng và vật liệu cho xe điện, đặc biệt khi các hãng xe Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc chạy đua triển khai sản xuất xe chạy bằng pin trong khu vực.
Cuộc đua về chất bán dẫn đang nóng hơn bao giờ hết khi một số nước bắt đầu đặt ra quy định kiểm soát xuất khẩu với các linh kiện liên quan đến sản xuất chip.