Thay vì chỉ được hưởng một chế độ trợ cấp cao nhất như trước đây, kể từ năm 2022, các thương, bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động được nhận đồng thời cả 2 chế độ trợ cấp, nếu là đối tượng thụ hưởng theo quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ. Chính sách này mang lại niềm vui, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người có công thuộc diện thụ hưởng.
Những ngày qua, hàng nghìn lượt đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) của 2 huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành đã có mặt ở các địa phương để giúp người dân tháo dỡ nhà cửa, di dời tài sản, sớm bàn giao mặt bằng xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021 - 2025, thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn).
Đến cuối tháng 9, trong số 2.000 tỷ đồng mà chủ đầu tư bố trí cho Quảng Ngãi để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, mới chỉ giải ngân được 902 tỷ đồng.
Giá nước sinh hoạt tại Quảng Ngãi tăng 'dựng đứng' hơn 52% so với giá nước trong tháng 8/2023 kể từ ngày 1/1/2024.
Những khu tái định cư (TĐC) phục vụ thi công cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đã sẵn sàng bàn giao cho người dân làm nhà.
Tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua bảng giá đất các khu tái định cư thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn với giá đất chỉ 110 nghìn đồng/m2.
Quảng Ngãi hiện vẫn còn gần 20% mặt bằng liên quan đến đất ở cần phải di dời dân mới có thể thu hồi đất để thực hiện dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021 - 2025. Vì vậy, tỉnh đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng 23 khu tái định cư (TĐC), di dời hơn 1.000 hộ dân để thu hồi đất, hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) vào ngày 30/6/2023.
Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021 - 2025 (dự án), đoạn thuộc địa bàn Quảng Ngãi đi qua các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và TX.Đức Phổ, có tổng chiều dài hơn 60km. Để công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đảm bảo tiến độ, cấp ủy và chính quyền các địa phương đã nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân bàn giao đất nằm trong dự án.
Về quê vào những ngày giáp Tết, hương xuân đã len lỏi khắp nơi. Từ đầu xóm đã nghe thấy tiếng heo kêu, tiếng mài dao, gõ thớt rôm rả. Đó là khi các gia đình đang phụ nhau bắt heo, mổ heo, chia sẻ với nhau để ăn Tết. Phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa ở làng quê từ thuở nghèo khó xa xưa vẫn được nhiều người gìn giữ cho đến tận hôm nay.
Dịch tả heo châu Phi đã và đang khiến người chăn nuôi lao đao. Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là giải pháp giúp nhiều nông dân vượt qua 'bão' dịch tả, phát triển kinh tế hiệu quả.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công khu tái định cư (TĐC), di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi hoạt động của Khu Xử lý rác sinh hoạt tập trung xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa), các địa phương, đơn vị liên quan đã quyết tâm vượt mọi khó khăn, đảm bảo đúng cam kết mà tỉnh đã đặt ra là phải hoàn thành trước ngày 31.12.2020.
Ngày 5/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng ký văn bản hỏa tốc về việc giải quyết đơn kiến nghị của các công dân tại xã Nghĩa Kỳ (huyện Tư Nghĩa) phản ánh tình trạng ô nhiễm do hoạt động của Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Nghĩa Kỳ.
Ngày 29-8, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, UBND tỉnh đã đưa ra nhiều cam kết trong việc giải quyết các kiến nghị của người dân để Khu xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ hoạt động trở lại.
Sáng 18/8, UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp xúc, gặp gỡ những hộ dân thuộc xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa đang sinh sống trong phạm vi bán kính 1.000m bị ảnh hưởng bởi khu xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ.
Những hộ dân đang sinh sống trong phạm vi bán kính 500m xung quanh khu xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ sẽ được bồi thường, hỗ trợ và di dời tái định cư trong tháng 12/2020. Các hộ dân trong phạm vi bán kính từ 500m đến 1.000m phải hoàn thành công tác di dời trong thời gian 2021-2023.