Mặc dù mới đưa vào sử dụng được 5 năm, thế nhưng bến cá Nhơn Lý thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) đã xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống mái che của nhà chứa ngư cụ bị gỉ sét, đổ gãy, bờ kè và nền bị sụt lún khiến ngư dân vô cùng lo lắng, nhất là khi mùa mưa bão đang đến gần.
Hiện nay, Bến cá Nhơn Lý (xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn) đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều hạng mục công trình bị hư hỏng, nhất là hệ thống mái đã bị mục, rỉ sét gây nguy hiểm cho người dân và du khách.
Công trình Lăng Ông Nam Hải - vạn đầm Xương Lý thuộc thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, có lối kiến trúc Phật giáo cổ điển, thông thoáng, trang nhã đậm nét và đầy tôn kính nghiêm trang với tường thành cứng vững chãi, mắt cổng thành hướng về biển Đông và phục vái kính ngưỡng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Lăng Ông Nam Hải là nơi bảo tồn và lưu giữ di cốt cũng như thờ cúng cá Ông với niềm kính trọng, yêu thương trong tiềm thức của ngư dân vạn đầm ven biển xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn.
Chưa đầy một tuần, người dân Bình Định phát hiện 3 thi thể nam giới trôi dạt vào bờ biển, mương nước và trình báo lực lượng chức năng địa phương.
Công trình Bến cá Nhơn Lý, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Bình Định được đưa vào sử dụng từ năm 2018 với mức đầu tư 37 tỷ đồng.
Ngày 12/4, Thượng tá Nguyễn Văn Lĩnh - Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định cho biết, công tác tìm kiếm, trục vớt các phương tiện ghe, thuyền của ngư dân bị sóng nhấn chìm ở khu vực biển Nhơn Lý (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) vào ngày 31/3 đã hoàn thành.
Sáng 12-4, gần 300 cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bình Định, Kiểm ngư tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh, dân quân xã Nhơn Lý (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) và bà con ngư dân đã tiến hành tìm kiếm, trục vớt các tàu cá của ngư dân bị chìm ở vùng biển thôn Lý Chánh, thuộc vịnh bãi Nồm, xã Nhơn Lý.
Trong 2 ngày 31-3 và 1-4, tại các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị đến Khánh Hòa xảy ra mưa lớn kèm theo giông lốc trên diện rộng khiến cho nhiều ghe thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản của người dân bị nhấn chìm, nhà cửa bị tốc mái, hoa màu bị ngập nước. Trước tình hình đó, BĐBP các tỉnh đã nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương giúp nhân dân khắc phục hậu quả để sớm ổn định cuộc sống.
Nhiều chủ tàu cá ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến chiếc tàu cá - phương tiện mưu sinh duy nhất của gia đình - được các lực lượng chức năng kéo lên bờ trong tình trạng vỡ nát.
Văn phòng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) thông tin, sáng 1-4, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã họp trực tuyến khẩn cấp với các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa và các bộ, ngành để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và ứng phó với mưa lũ tiếp theo.
Trong các ngày 30, 31-3 và sáng 1-4, mưa to bất thường tại các tỉnh miền Trung, nhất là khu vực Nam Trung Bộ đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân, khiến gần 14 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập đổ; gần 2.500 lồng bè thủy sản và nhiều ghe thuyền bị thiệt hại, 2 người thiệt mạng và mất tích...
Sáng 1/4, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh Bình Định đã yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh khẩn trương hỗ trợ và trục vớt tàu, thuyền của người dân xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn bị chìm vào sáng 31/3. Đồng thời, tỉnh sẽ thuê thợ lặn tìm kiếm tàu, thuyền của ngư dân bị chìm.
Ngày 1/4, ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định đã giao Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp Sở NN&PTNT, TP Quy Nhơn, Công an tiến hành trục vớt phương tiện đánh bắt thủy hải sản của ngư dân bị chìm do sóng đánh.
Từ ngày 30/3 đến ngày 1/4, trên địa bàn tỉnh Bình Định có mưa lớn (có nơi mưa trên 300mm) kèm theo dông, lốc xoáy đã gây thiệt hại cho nhiều địa phương ven biển, nhất là xã Nhơn Lý (thành phố Quy Nhơn).