1. Vị trí ngôi đền:
Phú Lạc là một xã miền núi trung du thuần đồng bào dân tộc Chăm với dân số khoảng 9.077 khẩu/2.295 hộ, trong đó hơn 2/3 dân số là dân tộc Chăm đang đổi thay từng ngày với diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Kết quả có được nhờ sự đồng lòng của chính quyền và người dân cùng phát huy nội lực, khơi dậy tinh thần vươn lên của người dân chung tay xây dựng quê hương.
Lễ hội Katê đã khép lại trong ánh nắng đổ dài xuống bóng Pô sha Inư sau những điệu múa quạt, tiếng kèn Saranai réo rắt. Mùa Katê năm nay cộng đồng người Chăm rất phấn khởi, tràn ngập niềm vui khi mùa màng bội thu và có thêm một niềm tự hào khi cổ vật Linga vàng trở thành bảo vật quốc gia.
Đồng bào Chăm là một cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống rất lâu đời ở Bình Thuận. Trong suốt chiều dài lịch sử, họ đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang bản sắc riêng biệt, đặc sắc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Bình Thuận và đất nước. Mới đây, khi Linga vàng được công nhận là Bảo vật quốc gia lại càng làm phong phú hơn bộ sưu tập các di sản văn hóa của người Chăm tại Bình Thuận.
Tại Lễ hội Katê năm 2024, Bình Thuận đã tổ chức lễ đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng của người Chăm nơi đây.
Bảo vật quốc gia Linga vàng của tỉnh Bình Thuận có niên đại khoảng thế kỷ 8 - 9. Là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo, Linga vàng Bình Thuận được chế tác rất đặc biệt.
Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia Linga vàng của người Chăm.
Sáng 2/10, tại di tích tháp Pô Sah Inư, TP.Phan Thiết, đã diễn ra Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng Bình Thuận và khai mạc Lễ hội Katê năm 2024.
Bảo vật quốc gia Linga vàng của tỉnh Bình Thuận có niên đại khoảng thế kỷ 8-9, là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo; có giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ.
Những năm gần đây, phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, các huyện miền núi tỉnh Bình Thuận đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
1. Vị trí cụm tháp:
Chiều 25/9, ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đến thăm và chúc Tết Katê đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại 2 xã Phú Lạc và Phong Phú, huyện Tuy Phong. Tham gia đoàn có lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Sở Nội vụ, và chính quyền địa phương.
Sự chuyển biến rõ nét nhất ở các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác nông nghiệp là việc hình thành các mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị, tạo ra vùng canh tác tập trung nhằm cung ứng sản lượng hàng hóa đạt chất lượng theo nhu cầu của thị trường. Thời gian qua, tại huyện Tuy Phong, nhiều mô hình kinh tế tập thể đã có nhiều bước đi đột phá cho những mục tiêu trên.
Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, các chương trình tín dụng chính sách xã hội tại huyện Tuy Phong phát huy hiệu quả đã trở thành 'điểm sáng' trong công cuộc giảm nghèo, thay đổi cuộc sống của nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Do hết thời hạn thông báo nhưng không ai đến nhận, UBND huyện Tuy Phong, Bình Thuận sẽ tịch thu khối lượng khoáng sản trái phép ở 3 bãi tập kết.
Ngày 14/10, tại Di tích tháp Pô Sah Inư, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Katê 2023.
Ngày 12/10, đồng chí Nguyễn Hoài Anh- ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến thăm và chúc Tết Katê đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại xã Phong Phú và xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong.
Chúng tôi về thăm xã nông thôn mới Phú Lạc (Tuy Phong) trong tiết trời thu tháng 8. Đi giữa xóm làng với bao ngôi nhà khang trang kiến trúc đẹp, những con đường bê tông chạy dài sạch sẽ… làng quê bình yên đã khoác lên mình chiếc áo mới.
Ở tuổi 64, ông Qua Mai Tuấn luôn tích cực lao động, sản xuất, gương mẫu đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế và tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, 3 năm qua, việc học và làm theo Bác đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng vào hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ở huyện Tuy Phong, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
40 năm qua, nhờ được quan tâm đầu tư hạ tầng, kỹ thuật sản xuất của Trung ương, tỉnh, huyện… vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Tuy Phong đã có bước chuyển mình, đời sống đồng bào khá lên từng ngày.
Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan điều tra đã xác định thi thể là người đàn ông đã mất tích khoảng 10 tháng trước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Tuy Phong phối hợp với các ngành chức năng đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và bàn giao thi thể ông Nguyễn Thanh B (SN 1978, trú thị trấn Liên Hương) cho gia đình về lo hậu sự.
Bên cạnh đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, mỗi năm, Quân khu 7 mở lớp trang bị kiến thức về quốc phòng - an ninh cho hơn 14.000 lượt già làng, chức sắc tôn giáo, hình thành thế trận quốc phòng vững chắc trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào tôn giáo.
Phú Lạc là xã miền núi thuần đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Chăm), thuộc huyện Tuy Phong, có tổng diện tích tự nhiên 7.906 km2, với hơn 2.234 hộ (trên 9.298 nhân khẩu).
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh phát huy tốt phương thức quản lý vốn riêng có, cùng với sự vào cuộc của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ tiết kiệm và vay vốn và hệ thống điểm giao dịch xã, năm 2022 đã có trên 38,4 ngàn lượt hộ nghèo trong tỉnh tiếp cận vốn vươn lên…
Sáng 5/11, tại nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc (Tuy Phong) diễn ra 'Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc'. Đến dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và lãnh đạo huyện Tuy Phong, xã Phú Lạc cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn.
Sáng 24/10, ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi thăm, chúc Tết Katê đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn thôn Tuy Tịnh 2 (xã Phong Phú) và xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong. Cùng đi còn có lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh và lãnh đạo địa phương.
Vượt qua những khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội với nguồn lực trong dân còn hạn chế, cũng như xuất phát điểm thấp, sản xuất ảnh hưởng dịch Covid - 19 xã thuần đồng bào Chăm Phú Lạc (Tuy Phong) đã và đang nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) cuối năm nay.
Những năm qua, vai trò của người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng được phát huy. Họ đã trở thành 'nhịp cầu' gắn kết giữa ý Đảng với lòng dân.
Là huyện nằm phía bắc của tỉnh Bình Thuận, nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển công nghiệp, năng lượng, nhiều dự án đầu tư lớn được quan tâm triển khai như: Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Cảng quốc tế Vĩnh Tân, Khu công nghiệp Tuy Phong, các dự án điện gió, điện mặt trời, đường trục ven biển Hòa Thắng – Phan Rí Cửa, Xí nghiệp may Tuy Phong... đã tạo động lực phát triển vùng kinh tế phía bắc của tỉnh.
Trong xu thế hiện nay, du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch 'tự sướng' được nhiều du khách trẻ lựa chọn. Và vườn hoa mặt trời – cánh đồng quạt gió tại huyện Tuy Phong là điểm tham quan như thế.
So với các xã thuần đồng bào Chăm khác trong tỉnh thì Phú Lạc là vùng đất có nhiều khó khăn do thời tiết quanh năm khô hạn, đất sỏi đá. Song, trong cái khó đó người Chăm ở thôn Lạc Trị, Vĩnh Hanh hay các hộ người Kinh ở thôn Phú Điền, xã Phú Lạc (Tuy Phong) đã vươn mình đứng dậy, lấy tri thức văn hóa để xoay chuyển các phong trào khác. Tuy là vùng thuần nông, kinh tế mỗi gia đình còn nghèo, nhưng trong từng ngôi nhà đơn sơ của họ là bao tấm bằng đại học, kỹ sư, bác sĩ. Truyền thống hiếu học của mỗi gia đình, mỗi thôn người Chăm mấy chục năm qua luôn được gìn giữ và phát huy. Hơn 46 năm giải phóng quê hương, Phú Lạc đã có hơn 300 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng và 250 người có bằng trung cấp nghề. Đó là chưa kể số sinh viên hiện đang học và gần 2.000 học sinh đang theo học ở 3 cấp học. Điều đáng nói là phong trào 'Gia đình hiếu học', 'Dòng họ hiếu học' được duy trì và ngày càng phát triển. Đây là điểm nhấn để cuộc vận động toàn dân học tập được khích lệ, thi đua đạt hiệu quả cao. Khi người dân có trình độ văn hóa, mặt bằng dân trí được nâng lên thì ý thức bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống được phát huy trong mỗi người dân và trong từng gia đình. Cấp ủy, chính quyền xã Phú Lạc luôn quan tâm đầu tư và có những quyết sách nhằm bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc Chăm như: đầu tư kinh phí, duy tu các công trình nhóm tháp A, B (tháp Po dam); xây dựng bờ kè chống sạt lở tháp. Các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của đồng bào Chăm như: đội văn nghệ của xã được duy trì, phát huy tốt; đám cưới của đồng bào Chăm Hồi giáo không còn thách cưới hoặc ràng buộc phải lấy người cùng đạo; Tết Ramưwan của đồng bào Chăm Bà ni (thôn Vĩnh Hanh), lễ hội lên tháp Po Tằm, Tết Katê của người Chăm Bà la môn được khôi phục và phát huy trên tinh thần tiết kiệm, đoàn kết, hoạt động đúng quy định của Nhà nước.
Thanh niên trẻ Lựu Trọng Sư, người Chăm ở thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc (Tuy Phong) cho biết, nuôi dê không quá vất vả do sức đề kháng cao, ít bệnh. Chỉ cần chuồng trại bảo đảm vệ sinh, định kỳ tẩy giun sán và tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm. Chuồng dê cách nơi chăn thả khoảng 2 cây số. Chuồng được làm đơn giản, tận dụng từ những tấm tôn cũ, một ít lưới thép và gỗ tạp. Sư thông thạo từ kỹ thuật làm chuồng đảm bảo tiêu chí là cao, thoáng mát tránh nắng nóng trực tiếp, ẩm ướt vì dễ gây bệnh. Để nuôi dê đạt hiệu quả cao, ngoài am hiểu đặc điểm của loài dê thì Sư thường xuyên theo dõi đàn dê mỗi ngày. Đàn dê lùa vào chuồng liền được cho ăn thêm cám, uống nước muối. Người thanh niên trẻ này chia sẻ thêm: 'Một số bệnh dê thường gặp là cảm, sổ mũi, sán lá gan, đau chân… những bệnh này dễ chữa trị. Hễ thấy con nào đôi mắt mí sập xuống, mặt không sáng, chán ăn nằm là phải mua thuốc điều trị ngay, nếu lơ là, dê hễ bệnh là chết rất nhanh'. Sư còn khá 'mát tay' trong nghề nuôi loài vật này, em tự phối giống hiệu quả. Đàn dê sinh sản nhanh, mỗi lần phối giống đều có sổ ghi chép cẩn thận thời gian phối và sinh sản của dê, đặc biệt không dùng dê giống cận huyết.
Ngày 28/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận cho biết, đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với nữ bác sĩ Khoa sản do làm lây lan dịch bệnh.
Rạng sáng ngày 11/8, một bé gái sơ sinh nặng 2,8 kg đã ra đời bằng phương pháp sinh thường tại khu cách ly Trung tâm y tế huyện Tuy Phong.
Bao người trong cảnh tai ương của dịch bệnh đã biết cách chọn nội dung chia sẻ, động viên nhau một cách thuyết phục nhất, hiệu quả tức thì qua gợi nhớ từ Bác Hồ. Ở tầm rộng lớn hơn, cả tỉnh cùng vượt qua khó khăn để thực hiện đạt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2021, khi bây giờ đã vào chặng đầu 6 tháng cuối của năm.
Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong Nguyễn Trung Trực vừa có Công văn số 3024 quyết định gỡ bỏ 18 chốt kiểm soát dịch Covid - 19 liên ngành trên các tuyến giao thông trên địa bàn huyện bắt đầu từ 17h chiều nay (ngày 9/7). Chủ tịch huyện Tuy Phong giao trách nhiệm cho chủ tịch UBND các xã, thị trấn tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Huy động cả hệ thống chính trị, cùng với Tổ giám sát cộng đồng ra quân đợt cao điểm rà soát tất cả người đến, về từ các tỉnh, thành có dịch, yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19. Thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cấp mình về diễn biến dịch, các thông báo khẩn của Sở Y tế để nhân dân biết, giám sát, thông báo kịp thời khi biết người đến, về từ các tỉnh, thành có dịch chưa thực hiện khai báo phải cấp tốc đi khai báo y tế theo quy định.
Chủ tịch UBND xã Phú Lạc vừa ký Quyết định 296 QĐ/UBND ngày 9/7/2021 chính thức gỡ bỏ khu vực phong tỏa đối với thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc bắt đầu từ 9 giờ sáng ngày 9/7/2021. Đồng thời yêu cầu sau khi gỡ bỏ lệnh phong tỏa người dân phải chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế theo thông điệp 5K, hướng dẫn của các cơ quan chức năng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của xã. Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong cũng đã ban hành Công văn 2223 thống nhất chủ trương gỡ bỏ phong tỏa 3 xóm thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, theo đó yêu cầu Đảng ủy, UBND xã Phú Lạc tiếp tục tăng cường lãnh chỉ đạo công tác tuyên truyền nâng cao tinh thần cảnh giác trong phòng chống dịch trên địa bàn, giám sát chặt chẽ người và phương tiện đi về từ vùng có dịch, phát huy các tổ Giám sát cộng đồng nhằm kiểm soát tốt nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào địa phương.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1diễn ra trong bối cảnh khá đặc biệt . Đây là lần đầu tiên Bình Thuận có thí sinh thuộc diện F1, F2, nằm trong khu phong tỏa, cách ly tham dự kỳ thi. Đợt dịch thứ 4 này, toàn tỉnh có 60 thí sinh ảnh hưởng, liên quan đến các ca nhiễm Covid – 19 đã đăng ký dự thi tại 11/27 điểm thi trong tỉnh. Trong đó, huyện Tuy Phong có số lượng thí sinh nằm trong khu phong tỏa, khu cách ly và F2 nhiều nhất tỉnh (32 thí sinh). Sau khi thống nhất với Sở Y tế, Ban Chỉ đạo kỳ thi tỉnh đã tạo điều kiện cho những thí sinh này dự thi đợt 1 nhưng đảm bảo các điều kiện và biện pháp phòng dịch. Mặc dù chưa thống kê được số liệu chính xác nhưng có khoảng 50 thí sinh đã viết đơn xin dự thi đợt 1.
Sau 12 năm đèn sách, các sĩ tử chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, diễn ra trong 2 ngày 7 – 8/7. Dù kỳ thi diễn ra trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng có thầy cô, phụ huynh và đội tiếp sức mùa thi luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em 'vượt vũ môn'.
Trong ngày 2/7, Liên đoàn lao động huyện Tuy Phong cùng lãnh đạo Ban dân vận Huyện ủy, Tuyên giáo Huyện ủy, Ban Chỉ huy quân sự huyện đã đến thăm hỏi, động viên tặng quà cho 15 chốt kiểm soát y tế phòng, chống dịch Covid-19, 6 khu cách ly tập trung và 2 khu phong tỏa tại thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc và Trung tâm y tế huyện. Những phần quà gồm nhu yếu phẩm cần thiết, kính chắn giọt bắn, nước rửa tay sát khuẩn là những vật dụng cần thiết cho cán bộ, chiến sĩ và nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Sáng 2/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Đức Hòa đến thăm, kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại khu cách ly Trường THCS Lê Văn Tám và khu vực phong tỏa thuộc thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc thuộc huyện Tuy Phong.
Sau khi phát hiện chùm ca bệnh liên quan đến ca bệnh BN 14252 tại Khoa Sản - Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bình Thuận nhanh chóng truy vết, khoanh vùng và ghi nhận 14 người mắc Covid-19. Các điểm phong tỏa trở nên vắng lặng. Riêng bên trong khu phong tỏa của 2 cơ sở điều trị, các bác sĩ tất bật ngày đêm vừa chăm sóc bệnh nhân, vừa phòng chống dịch Covid-19.