Chiều nay 17/9, thông tin từ Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Tà Long, huyện Đakrông cho biết, nhằm kịp thời động viên, chia sẻ những khó khăn, mất mát đối với gia đình thầy giáo N.V.H., người tử vong khi dọn thực bì trồng rừng, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã quyên góp, hỗ trợ gia đình thầy H. số tiền 10 triệu đồng.
Cùng người thân tham gia đốt thực bì tại rừng tràm của gia đình, anh Nguyễn Văn H. (35 tuổi, xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, Quảng Trị) không may bị ngạt khí, dẫn tới tử vong.
Ngày 15/9, lãnh đạo UBND huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, chính quyền, cơ quan, ngành chức năng trên địa bàn đã tiến hành thăm hỏi, động viên người thân của một nam giáo viên vừa tử vong.
Dù đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu, nhưng nam giáo viên đã không qua khỏi, hiện gia đình đang lo hậu sự
Tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, nam giáo viên ở huyện vùng núi Đakrông, Quảng Trị phụ gia đình đốt dọn thực bì thì bị ngạt khí rồi tử vong.
Thầy giáo Nguyễn Văn H. (SN 1989, trú xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, Quảng Trị) tranh thủ ngày nghỉ, phụ giúp gia đình đốt, dọn thực bì để trồng rừng, không may bị ngạt khí, tử vong.
Chiều 13/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Đakrông về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM).
Qua 5 năm tích cực triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) và Chương trình hành động số 138-CTHĐ/TU, ngày 12/11/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH đã có chuyển biến rõ nét, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Từ đó, góp phần tăng nhanh tỉ lệ bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân và đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người tham gia.
Quảng Trị là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nên đời sống của người dân luôn gặp khó khăn. Để giúp người dân tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai, tỉnh Quảng Trị đã quan tâm hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt ở những địa bàn thường xuyên chịu tác động của thiên tai.
Trên những vùng đất thuộc các xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, huyện Đakrông cách đây vài tháng vẫn còn ngổn ngang bùn lầy, đất đá do hậu quả của liên tiếp các đợt lũ lớn vào cuối năm 2020, nay những thửa lạc, ruộng lúa đã lên xanh. Hiện người dân đang tập trung ra đồng chăm sóc cây lúa, hoa màu với ước mong vụ mùa bội thu để bù đắp phần nào mất mát, thiệt hại sau nhiều trận lũ lớn tràn qua.
Ngày 1/3, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tạm giữ xe ô tô chở hơn 6.500 bao thuốc lá không có hóa đơn chứng từ.
Khi nắng hửng lên sau những trận lũ chồng lũ và dai dẳng mưa dầm, người nông dân Quảng Trị lại vác cuốc ra đồng, xới lớp bùn non lấp dày để gieo hạt cho mùa tới, với tâm thế 'còn da lông mọc, còn chồi nảy cây'. Người Quảng Trị vốn có niềm lạc quan, càng gian khó càng không chùn lòng. Bão lũ đi qua sẽ gửi phù sa ở lại để cho những mùa màng tốt tươi.
Sau 3 ngày 2 đêm, cụ ông 71 tuổi bị mất tích trong lúc vào rừng lấy rễ cây làm thuốc chữa bệnh đã được tìm thấy trong tình trạng đói rét.
Cụ ông được gia đình trình báo mất tích trong lúc đi lấy rễ cây làm thuốc chữa bệnh được tìm thấy chỉ cách nhà khoảng 100m, sức khỏe ổn định.
Trưa nay 31/12/2020, Chủ tịch UBND xã Triệu Nguyên Trương Văn Hoài cho biết, cụ ông bị thất lạc trong rừng từ ngày 29/12/2020 đã được tìm thấy và đưa về nhà an toàn.
Gần 150 người đã chia thành nhiều tốp băng rừng để tìm cụ ông bị mất tích khi vào rừng đào rễ cây làm thuốc chữa bệnh.
Gần 150 người đã chia thành nhiều tốp vào rừng để tìm cụ ông bị mất tích khi đi lấy rễ cây làm thuốc chữa bệnh.
Từng hạt phù sa từ muôn đời đối với người nông dân là tia hy vọng về những mùa vàng bội thu. Nhưng phù sa, hay nói đúng hơn là bùn đất đóng dày cả mét trên ruộng đồng sau trận mưa lũ lịch sử ở Quảng Trị năm nay chỉ để lại sự ám ảnh. Ai có thể canh tác và loài cây nào có thể nảy mầm trên những mảnh đất đóng dày cả mét bùn đất đó?
Từng hạt phù sa từ muôn đời đối với người nông dân là tia hy vọng về những mùa vàng bội thu. Nhưng phù sa, hay nói đúng hơn là bùn đất đóng dày cả mét trên ruộng đồng sau trận mưa lũ lịch sử ở Quảng Trị năm nay chỉ để lại sự ám ảnh. Ai có thể canh tác và loài cây nào có thể nảy mầm trên những mảnh đất đóng dày cả mét bùn đất đó?
Trước những hậu quả nặng nề về tài sản, tính mạng của Nhân dân do các đợt bão lũ gây ra trong tháng 10/2020, Mặt trận các cấp tỉnh Quảng Trị đã tích cực kết nối, vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ tiền mặt, lương thực, thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác để chung tay hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Sức tàn phá của đợt mưa lũ trên địa bàn tỉnh diễn ra từ ngày 6- 14/10 đã làm nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch trên toàn tỉnh bị đứt gãy, sạt lở gây ách tắc giao thông, nhiều vùng bị chia cắt. Khẩn trương huy động phương tiện máy móc, nhân lực để xử lý những đoạn đường bị sạt lở, lắp cầu tạm để nối mạch giao thông được thông suốt sớm nhất có thể, đó là mệnh lệnh và trách nhiệm mà nganh giao thông vận tải và các địa phương nỗ lực chạy đua thực hiện đồng thời với công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai những ngày qua.
Từ ngày 5 - 9/10, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có mưa với cường suất lớn trên diện rộng trong thời gian ngắn, lũ trên các sông lên rất nhanh gây ngập lụt tại hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt đã xuất hiện đỉnh lũ vượt lũ lịch sử trên lưu vực sông Hiếu, tính đến 17h ngày 9/10 đã có 2 người chết và 6 người mất tích.
Đến cuối ngày 8/10, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có bảy người bị nước cuốn trôi mất tích và một người chết.
Nạn khai thác, vận chuyển cát, sỏi trộm hoành hành ở xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, Quảng Trị khiến chính quyền, lực lượng chức năng địa phương phải dựng liền một lúc nhiều barie để ngăn chặn.