Ngày 12/4, TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định và trao Bằng công nhận danh hiệu 15 làng nghề và 104 chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao năm 2023.
Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định công nhận 'Làng nghề, làng nghề truyền thống' Hà Nội và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2023.
Trong số 15 làng nghề được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu, có 4 làng là 'Làng nghề Hà Nội,' 11 làng là 'Làng nghề truyền thống Hà Nội' (tăng 9 làng so với năm 2022).
Ngày 12/4, TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu 15 làng nghề và 104 chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao năm 2023.
Các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Gia Lâm đã và đang giúp nhiều hộ hội viên thoát cận nghèo, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống, góp phần tích cực cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Hướng tới mục tiêu trở thành quận văn minh, hiện đại của Thủ đô, cả hệ thống chính trị huyện Gia Lâm tập trung công tác đầu tư xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí.
Sản xuất manh mún, phân tán, cơ sở sản xuất thường nằm ngay trong các hộ gia đình… khiến vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, mà còn hạn chế sự phát triển sản phẩm làng nghề. Bởi thế, để đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường, việc ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… sẽ giúp các làng nghề truyền thống phát triển bền vững.
Hơn 20 năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa ở Gia Lâm diễn ra nhanh chóng. Nhiều khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới được hình thành; các tuyến đường được mở rộng, xây dựng mới, làm thay đổi cơ bản diện mạo của huyện, giúp đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Sáng 8-10, xã Dương Xá (huyện Gia Lâm) tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu 'Làng nghề Hà Nội' cho làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang.
UBND TP Hà Nội lựa chọn xã Dương Xá, huyện Gia Lâm để xây dựng mô hình thí điểm nông thôn mới thông minh; khuyến khích các huyện thí điểm xây dựng xã thương mại điện tử...
Huyện Gia Lâm đang đứng tốp đầu của thành phố trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, nhờ xây dựng nông thôn mới với các cấp độ ngày càng cao gắn liền các tiêu chí đô thị nên hiện nay, khu vực nông thôn của huyện Gia Lâm ngày một văn minh, hiện đại, tạo tiền đề vững chắc để huyện trở thành quận trong thời gian tới.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội và Chương trình số 04/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025', Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Gia Lâm đã tập trung thực hiện Chương trình. Đến nay, đã có 8 xã của huyện được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.