Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024 với chủ đề 'Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh - Giá trị xanh', có phần lớn các hoạt động diễn ra tại TP Hồng Ngự - 'thủ phủ cá tra' của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 2 ngày 16, 17/11.
Sáng 17-11 tại tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị 'Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025'.
Sáng ngày 17/11, tại Hội trường UBND tỉnh Đồng Tháp diễn ra hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến; ông Trần Đình Luân – Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT; ông Nguyễn Phước Thiện – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.
Từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và các chợ dân sinh, bếp ăn tập thể, anh Nguyễn Đăng Vương, hội viên Hội Nông dân thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã nghiên cứu, sản xuất thành công hơn 300 tấn thức ăn hỗn hợp vi sinh, hơn 50 tấn phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ chăn nuôi và trồng trọt. Đây là sản phẩm mà anh Vương dày công thực hiện từ đề tài 'Giải pháp biến rác thải thành 'tài nguyên', biến phế phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn và phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất'. Đề tài này vừa đoạt giải Khuyến khích tại Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ X do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 10/2024.
Ngày 13-11, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đồng Hỷ phối hợp với UBND xã Văn Lăng tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả Mô hình 'Chăn nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học' tại xóm Vân Khánh.
Nhằm 'tiếp sức' cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển sản xuất, thời gian qua, huyện Đakrông đã huy động các nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tại các địa phương ở Hưng Yên, mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo gắn với bảo vệ môi trường đang được nhiều nông dân lựa chọn.
Sau gần 2 năm triển khai mô hình 'Nuôi cá lăng nha trong lồng tại hồ chứa thủy điện Sơn La - Hòa Bình theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm' tại huyện Quỳnh Nhai và Mường La, bước đầu hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Trước những diễn biến khó lường của thời tiết, dịch bệnh, bà con cần lưu ý bảo đảm 4 yếu tố quan trọng sau khi tái đàn vật nuôi.
Mô hình 'Chăn nuôi gà' được triển khai trên địa bàn TP. Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần tạo sinh kế giúp các hộ tham gia phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Ngày 1/11, Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả Dự án 'Xây dựng quy trình chăn nuôi vịt bầu bản địa theo hướng sinh sản gắn liền theo chuỗi liên kết tại xã Trí Nang' từ nguồn vốn của Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023.
Thực hiện mục tiêu của tỉnh về phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi Vietgahp bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng và triển khai mô hình vỗ béo bò. Mô hình hướng tới tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với thức ăn công nghiệp để vỗ béo bò trước khi giết thịt trong thời gian khoảng 90 ngày nhằm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng thịt và tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, nếu phát huy tốt, đây sẽ là hướng phát triển kinh tế cho các hộ nông dân, tạo thêm việc làm trong điều kiện đồng cỏ, bãi để chăn thả ngày một thu hẹp.
Các hoạt động trao sinh kế cho hộ nghèo giúp những người nghèo có thêm hướng làm ăn mới để vươn lên, tăng thu nhập, có cơ hội giảm nghèo bền vững cho gia đình và góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Nhằm chuyển giao quy trình kĩ thuật chăn nuôi vịt thương phẩm an toàn sinh học, duy trì và phát triển giống vịt thịt Super M, mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; từ tháng 9/2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm.
Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng trong tỉnh thời gian qua có tốc độ phát triển nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao. Dịch bệnh trên đàn gia cầm cơ bản được kiểm soát, chăn nuôi gia cầm theo hướng Vietgahp, an toàn sinh học tiếp tục được mở rộng; chăn nuôi gia cầm nông hộ quy mô dưới 300 con giảm mạnh và tăng nhanh chăn nuôi trang trại và gia trại với quy mô đạt bình quân 700 - 1000 con. Bên cạnh những kết quả đạt được, chăn nuôi gia cầm, trong đó có chăn nuôi gà trong tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như ô nhiễm do chăn nuôi gây ra, chất thải ở các cơ sở chăn nuôi chưa được xử lý đúng cách và triệt để gây ảnh hưởng đến môi trường, tiềm ẩn rủi ro phát sinh dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm.
Trưởng thôn Hầu A Lành vui lắm, anh bảo, năm nay bản Mông Nà Pin, xã Đà Vị (Na Hang) có thêm hướng đi mới để phát triển kinh tế, đó là chăn nuôi gà đen H'Mông. Cách làm này vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa lưu giữ được nét văn hóa truyền thống lâu đời.
Ngày 22-10, tại thôn Tân An, xã Đông Thọ (Sơn Dương) Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Dương tổ chức cấp gà giống, vật tư thực hiện mô hình nuôi gà sinh sản theo hướng an toàn sinh học năm 2024.
Trong không khí hướng tới kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, 30 gia đình hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) đong đầy niềm vui chờ đón những chú bê con ra đời từ những cặp bò sinh sản vừa được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ trao tặng.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp bà con dân tộc Mông gìn giữ và nhân rộng giống gà đen quý, từng bước tạo thành vùng chăn nuôi tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, từ tháng 7-2024 đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đồng Hỷ phối hợp với UBND xã Quang Sơn triển khai mô hình chăn nuôi gà đen bản địa an toàn sinh học tại xóm Trung Sơn.
Là đơn vị chủ đầu tư thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (MTQG GNBV), Liên minh HTX tỉnh đã phát huy hiệu quả vai trò quản lý, giám sát trong triển khai thực hiện các dự án. Trong đó, việc lựa chọn đối tượng người dân tham gia là một trong những khâu quan trọng quyết định thành công, hiệu quả của các dự án.
Mô hình 'Chăn nuôi gà' được triển khai trên địa bàn TP Hà Tĩnh góp phần tạo sinh kế giúp các hộ tham gia phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam vừa tổ chức Lễ tôn vinh 'Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam' nhằm vinh danh các sản phẩm đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp.
Việc hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, mới thoát nghèo ở Hải Lăng (Quảng Trị) không thực hiện theo phương thức 'cho không' mà là hỗ trợ có điều kiện, khuyến khích trách nhiệm và ý chí vươn lên.
Sáng 5/10, tại huyện Cẩm Thủy, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo ra mắt và trao hỗ trợ giống cây, con cho 2 tổ hợp tác (THT) chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ tham gia quản lý xã Cẩm Thành và THT trồng cây nông sản do phụ nữ tham gia quản lý xã Cẩm Long.
Trong hai ngày 2 - 3/10, Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga đã phối hợp với Công ty CP Sản xuất và Thương mại Altai Sibiri tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp đến từ vùng Amur (Liên bang Nga) và các doanh nghiệp Việt Nam...
Trong 2 ngày 1 - 2/10, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam đến trao tặng 2.000 con gà giống và nhiều phần quà cho người dân xã Lương Thông (Hà Quảng).
Ngày 28/9, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với UBND huyện Thường Xuân tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả Dự án 'Liên kết chăn nuôi gà ri theo hướng an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã Xuân Lộc, huyện Thường Xuân' từ nguồn vốn của Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.
Nhà máy Gold Coin Feedmill Long An có công suất thiết kế 300.000 tấn/năm, nâng tổng công suất của Aboitiz Foods tại Việt Nam lên 1,1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi và dinh dưỡng vật nuôi mỗi năm, vừa đi vào hoạt động.
Việc phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi Việt Nam đã thúc đẩy sự cạnh tranh khắc nghiệt trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với công suất thiết kế lên đến 50 triệu tấn mỗi năm nhưng ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi mới đạt gần 50% công suất. Dù vậy, vẫn có những doanh nghiệp tiếp tục đầu tư để xây dựng nhà máy mới.
Nhà máy Gold Coin Feedmill Long An với vốn đầu tư 45 triệu USD, công suất 300.000 tấn/năm và là nhà máy hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á của Gold Coin.
Nhà máy có công suất thiết kế 300.000 tấn/năm, nâng tổng công suất của Aboitiz Foods tại Việt Nam lên 1,1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi và dinh dưỡng vật nuôi mỗi năm.
The Pet Vietnam tạo được nhiều ấn tượng khi mang đến 4 thương hiệu hàng đầu đến Petfair 2024.
Hỗ trợ các mô hình sinh kế đã giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Để góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm, thu nhập cho người dân và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Chợ Đồn đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
100 mô hình sinh kế giảm nghèo sẽ được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Tĩnh.
Ngày 17/8, tại xã Trí Nang (Lang Chánh), Liên minh HTX tỉnh phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức Chương trình bàn giao vật tư, con giống của Dự án Dự án 'Xây dựng quy trình chăn nuôi vịt bầu bản địa theo hướng sinh sản gắn liền theo chuỗi liên kết tại xã Trí Nang'.
Ngành chăn nuôi đạt doanh thu 33 tỷ USD năm 2023. Song, ông lớn nước ngoài đang chiếm thị phần áp đảo, còn chăn nuôi nông hộ giảm dần, chuyển sang nuôi liên kết hoặc nuôi thuê.