Lương An với đất và người Quảng Trị

Tính ham chơi, những ngày vừa nắng ấm sau mưa, đón chờ xuân đến, có người bạn rủ đi thăm chiến khu Ba Lòng, tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ của Lương An: 'Đò em lên xuống Ba Lòng/ Chở người cán bộ qua vùng chiến khu (...) Ai về bến Trắm thì lên Về cho sơm sớm, mưa đêm khó chèo' (Cô lái đò).

Sợi lông đuôi voi bạch

Voi bạch là vua của loài voi. Lông đuôi nó được liệt vào hàng đại quý hiếm. Lại là đồ nhật dụng của các vị đại quan nên dân gian đã dựng lên đủ chuyện hoang đường. Nào là giữ nó trong người thì rắn độc cắn không chết. Nào là chữa được bách bệnh nan y.

Gặp lại Trưởng ty Thông tin Gia Kon

Tôi và anh Lê Đình Ninh vừa có chuyến đi Đà Nẵng để sưu tầm một số tư liệu lịch sử liên quan đến báo chí tỉnh Gia Lai trong thời kháng chiến. Chúng tôi ghé thăm ông Đỗ Huyên (phường An Khê, quận Thanh Khê), một trong những cán bộ tiền khởi nghĩa ở Gia Lai, năm nay vừa tròn 100 tuổi.

Những thay đổi địa giới, địa danh Gia Lai qua các thời kỳ

Ngày 24-5-1932, tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay) chính thức được thành lập. Trải qua bao thăng trầm lịch sử trong 90 năm hình thành và phát triển, bộ mặt của tỉnh đã có sự đổi thay toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Đạo diễn Tự Huy: Cốt cách con nhà nho

Chân dung đạo diễn Tự Huy có một cái bệ rất uy nghi. Cụ nội ông chính là nhà văn hóa lỗi lạc Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), người mà dân chúng đương thời tôn vinh là 'Thần Siêu' bên một danh nhân Cao Bá Quát (1809-1855) là 'Thánh Quát'...

Thăm đình Khoái Cầu

Đình Khoái Cầu thuộc thôn Khoái Cầu còn có tên nôm gọi là làng Khoai (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội).

Vợ quan Tri phủ cuối cùng ở Tương Dương

Đã 102 tuổi, bà Lữ Thị Quyết ở bản Phục, xã Đôn Phục huyện Con Cuông (Nghệ An) vẫn còn khá minh mẫn. Mắt còn nhìn rõ, dù tai có hơi nặng. Bà Quyết thường mặc chiếc áo khoác màu cam, đội khăn, mặc váy Thái, nom như mọi cao niên miền sơn cước bình thường khác.

'Ngày xuân đò cũng qua mau chuyến…'

Nhan đề bài viết này là một câu trong bài thơ 'Xuân ở quê nhà' của nhà thơ Lương An mà nhiều người chưa biết. Tôi chọn câu thơ này vì con đò gợi nhắc bài thơ 'Cô lái đò' nổi tiếng của ông mà lâu nay thiên hạ khi nói đến Lương An lại dẫn những câu thơ có lẽ hầu hết người Quảng Trị đều thuộc: 'Đò em lên xuống Ba Lòng/ Chở người cán bộ qua vùng chiến khu… Ai về bến Trấm thì lên/ Về cho sơm sớm mưa đêm khó chèo…'. Nghe nói, có bạn văn, trong lúc vui đùa, còn 'phong tặng' Lương An là 'nhà - thơ - một - bài'. Mặc dù có người bình luận rằng 'một bài như Bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua Đèo Ngang mãi vẫn được thiên hạ nhớ đến' nhưng thực ra di sản Lương An để lại hết sức phong phú, đến mức nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có lần đã nói rằng: 'Phải gọi anh Lương An là nhà văn hóa mới đúng!'. Có thể nói đây là sự tôn vinh, là 'huân chương' cao nhất dành cho Lương An vì rất ít văn nghệ sĩ, trí thức được đồng nghiệp gọi là 'nhà văn hóa'.

Vị tướng công an làm quan hai chế độ

Ít ai biết vị tướng công an thường thích nhai trầu, làm thơ mang dáng dấp của một nhà nho lại là người thông thạo nhiều ngoại ngữ, từng là người lãnh đạo cơ quan tình báo K49 với nhiều điệp vụ khét tiếng...

Đỗ Huyên và những ký ức không quên

Trong những đợt công tác, tôi đã có dịp đến thăm gia đình một số cán bộ lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa từng tham gia giành chính quyền và tổ chức chính quyền lâm thời ở Gia Lai tháng 8-1945 như: gia đình cụ Phan Bá, Phan Thêm, Trung tướng Nguyễn Đường, Phạm Thuần, Trương Trợ…. Tuy phần lớn trong số họ không còn, nhưng ít nhiều tôi cũng được tiếp cận với các hồi ký hay lời kể của người thân về họ. Cũng may, một trong số ít người mà chúng tôi đến thăm và chuyện trò trực tiếp vẫn còn minh mẫn là ông Đỗ Huyên (trú phường An Khê, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng), nay đã trên 90 tuổi. Ông tham gia Đoàn Thanh niên Gia Lai ngay từ đầu ngày thành lập; tham gia giành chính quyền và tổ chức chính quyền cách mạng lâm thời ở Gia Lai và Kon Tum tháng 8-1945.