Sớm nay bỗng có người thấy tâm hồn sao khác lạ, cứ lâng lâng một cảm giác yên lành. Ngập ngừng cảm nhận bước chân xa của mùa gần tới. Thấp thoáng trên phố, chị hàng cốm đi qua để lại tiếng rao nghe rất đỗi quen thuộc. Không biết có thu thì mới có cốm hay chính hương cốm gọi thu về cho Hà Nội.
Nhân dịp năm mới Xuân Giáp Thìn 2024, Báo Lao động Thủ đô đã có buổi trò chuyện cùng thạc sĩ Nguyễn Hiếu Tín - Phụ trách ngành Du lịch Trường Đại học Tôn Đức Thắng để hiểu rõ hơn về văn hóa thư pháp trong dòng chảy văn hóa đương đại.
Người xưa đúc kết: 'Mất tiền là mất ít, mất bạn là mất nhiều, mất lòng tin là mất tất cả'. Ngược lại, có thể nói có lòng tin, đặc biệt là lòng tin chiến lược, là được tất cả.
Bài thơ 'Nói' là sáng tác mới của tác giả Lê Hồng Thiện. Những lời nói yêu thương đôi khi không cần phải nói ra nhưng vẫn hiện hữu như gió cứ vô tư thổi, hoa tỏa hương thơm ngát, sóng vỗ bờ ngàn năm...
Chị đã 'trả nhớ về không' (thơ Đỗ Trung Quân) tính đến nay đã 14 năm rồi, không biết ánh chớp cuối cùng còn lưu đọng trong cõi nhớ của một thi sĩ như chị, là gì? Có phải là chiếc xe lăn, là tấm khăn chị vẫn khoác trên vai để lau mồ hôi cho chồng? Là bát cháo, là cái quạt giấy quạt cho anh những khi mất điện? Là những lần chị 'gánh chồng' đi khắp chốn núi non Lao Bảo tìm thầy lang? Là những thang thuốc chị lặn lội tìm thầy khắp núi non miền Trung, tới tận miền Nam để chạy chữa cho anh?...
Nhà thơ Văn Đắc sinh năm 1942 tại Sầm Sơn, Thanh Hóa. Như vậy, năm nay anh đã tròn trặn bước vào tuổi 80, vào cái tuổi thuộc lớp người 'xưa nay hiếm'. Xuất phát từ một nhà giáo, đến nay anh đã có trên mười tập thơ và nhiều giải thưởng cống hiến cho bạn đọc.
'Đảng ta là đạo đức, là văn minh/Là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no...' (Hồ Chí Minh). Mùa xuân này, chúng ta long trọng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng (3-2). Và như nhiều Tết đã qua, 'sinh nhật' Đảng năm nay tròn trặn lòng xuân, trong niềm vui năm mới. Đặc biệt, xuân này là xuân thành công, xuân thắng lợi: khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, duy trì sự ổn định và phát triển đất nước.
Trong ký ức của tôi, hình ảnh mẹ với cánh đồng làng luôn có một mối liên hệ bí ẩn nào đó, da diết nào đó và cội nguồn nào đó mà khi nói đến cánh đồng lại hiện lên hình bóng mẹ, và khi nhắc đến mẹ thì hiện lên khung cảnh cánh đồng mà ở đó điểm nhấn là mẹ.
Sáng sớm, hai cô giáo Đào Thị Uyên và Lò Thị Loan vượt con dốc dài đến điểm trường Huổi Đanh, xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, tranh thủ dọn dẹp phòng học và quét sân.
Sáng sớm, hai cô giáo Đào Thị Uyên và Lò Thị Loan vượt con dốc dài đến điểm trường Huổi Đanh, xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, tranh thủ dọn dẹp phòng học và quét sân.
Trong ký ức của tôi, hình ảnh mẹ với cánh đồng làng luôn có mối liên hệ bí ẩn nào đó, da diết và cội nguồn, khi nói đến cánh đồng lại hiện lên hình bóng mẹ và khi nhắc đến mẹ thì hiện lên khung cảnh cánh đồng, mà ở đó điểm nhấn chính là mẹ.
Văn hào Pháp Victor Hugo đã nói một câu tuyệt vời về phụ nữ, đại ý rằng, ta thích ngắm những ngôi sao bởi hai lẽ: trước tiên là bởi nó sáng, thứ đến là, nó dường như luôn ở quá tầm nhận thức của ta.
Người ta có thể ăn một cái bánh khuyết, uống một cốc nước vơi, nhưng không thể sống với một thứ tình bị san sẻ.
Xã hội Việt Nam truyền thống vốn trọng nông khinh thương, thương nhân bị xếp vào hạng cuối cùng trong thang bậc tứ dân. Đã thế, trong khi buôn bán, nhiều thương nhân còn sử dụng những mánh khóe, thủ đoạn gian xảo để lừa gạt người mua, thu về mối lợi bất chính. Sự tình này khiến xã hội càng khinh khi người buôn.