Để giải quyết tình trạng úng ngập khi mưa lớn, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị nghiên cứu triển khai phương án xây dựng bể ngầm điều tiết chứa nước mưa khu vực ngã 5 Bát Đàn- Đường Thành.
Chiều 2-6, báo cáo công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành của thành phố Hà Nội mùa mưa năm 2022 tại hội nghị giao ban công tác tháng 5-2022 của UBND thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong đề xuất nghiên cứu triển khai phương án xây dựng bể ngầm điều tiết chứa nước mưa khu vực ngã 5 Bát Đàn - Đường Thành (quận Hoàn Kiếm).
Cho biết bể điều tiết Nguyễn Khuyến giúp giảm 70% thời gian ngập lụt, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị giao UBND Quận Hoàn Kiếm nghiên cứu triển khai phương án xây dựng bể ngầm chứa nước mưa khu vực Ngã 5 Bát Đàn- Đường Thành...
Năm 2013, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch thoát nước Hà Nội. Mục đích để phát triển hạ tầng thoát nước và bổ sung các dự án chống ngập mới, nhưng sau gần 10 năm, chưa có dự án nào theo quy hoạch này thực hiện xong.
Cứ mỗi trận mưa lớn đổ xuống, người dân thủ đô lại ngay ngáy lo ngập lụt, tắc đường… Dù TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp nhưng hàng chục năm qua, tình trạng này vẫn chưa được xử lý triệt để
Về giải pháp khắc phục úng ngập, Sở Xây dựng sẽ kiểm tra chặt chẽ các công trình xây dựng đang thi công nhằm kiểm soát tốt thỏa thuận thoát nước.
'Trước đây đã có 5 đơn vị xin nghiên cứu, đánh giá để làm sạch sông Tô Lịch tuy nhiên chưa thành công. Nếu công nghệ nào tốt mà chi phí rẻ thì đương nhiên thành phố sẽ lựa chọn để thực hiện', Tổng Giám đốc công ty Thoát nước Hà Nội khẳng định.
Với tổng mức đầu tư hơn 8.300 tỷ đồng, dự án trạm bơm Yên Nghĩa và trạm bơm Liên Mạc đặt mục tiêu hỗ trợ cho dự án thoát nước Hà Nội và chống ngập tại khu vực phía Tây thành phố. Tuy nhiên, do thi công chậm, vướng mắc thủ tục nên đến nay các dự án này vẫn chưa phát huy hiệu quả đầu tư. Thậm chí, có nhà thầu 'ôm' nhiều dự án và đều bị chậm tiến độ.
Có mục tiêu thoát nước cho toàn bộ khu vực phía Tây Hà Nội (khu vực mà dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 và giai đoạn 2 không vươn đến được), tuy nhiên sau nhiều năm triển khai đến nay trạm bơm Yên Nghĩa (Hà Đông) và trạm bơm Liên Mạc (Bắc Từ Liêm) với tổng mức đầu tư trên 8.300 tỷ đồng vẫn đang giậm chân tại chỗ hoặc xây nhà máy xong nhưng chưa hoạt động ngày nào.