Theo dữ liệu trên Sàn giao dịch London ICE, giá khí đốt châu Âu trong phiên giao dịch ngày 27/7 đã lần đầu tiên tăng lên 2.300 USD/1.000 m3 kể từ ngày 8/3, giữa bối cảnh lượng khí đốt bơm qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 bị cắt giảm 50%.
Lượng khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vào Đức sáng 27/7 giảm sau khi tập đoàn Gazprom tiếp tục cắt giảm công suất đường ống vốn cung cấp hơn 1/3 lượng khí đốt xuất khẩu của Nga cho Liên minh châu Âu (EU).
Người phát ngôn điện Kremly cho biết Nga không muốn dừng hoàn toàn cung cấp khí đốt cho châu Âu, đồng thời tái khẳng định châu Âu đang chịu hậu quả của các biện pháp trừng phạt chính áp đặt với Nga.
Người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov ngày 25/7 cho biết tua bin khí đốt bảo dưỡng tại Canada sau khi được trả về sẽ được lắp đặt lại ở đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 dẫn khí đốt từ Nga vào Đức và dòng khí đốt sẽ được cung cấp với khối lượng thích hợp.
Thành công lớn nhất của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vừa tổ chức tại Đức chính là việc tăng cường áp lực kinh tế-chính trị lên Nga và cam kết huy động 600 tỷ USD trong vòng 5 năm để tài trợ cho cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nhằm đối trọng với sáng kiến 'Vành đai và Con đường' của Trung Quốc.
Các nước thành viên G7 đã tranh luận về việc áp giá trần toàn cầu đối với năng lượng từ Nga sau khi căng thẳng Nga-Ukraine bùng phát khiến giá dầu và khí đốt tăng vọt.
Sáng 27/6, dòng chảy khí đốt của Nga sang châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và lãnh thổ Ukraine vẫn ổn định.
Sáng 27/6, dòng chảy khí đốt của Nga sang châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và lãnh thổ Ukraine vẫn ổn định.
Dòng khí đốt của Nga đến châu Âu qua đường ống 'Dòng chảy phương Bắc 1' và Ukraine ngày 21/6 vẫn ổn định. Đây là số liệu của công ty vận hành tuyến đường ống này.