Tối 31-10, tại Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang (HGTV), HGTV phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) tổ chức đêm chung kết và trao giải Gala 'Tài tử phương Nam' lần thứ 2 năm 2024.
Đến năm 2025 ngành du lịch sẽ xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đến năm 2025, có 20% điểm du lịch cộng đồng có nhà sinh hoạt cộng đồng; 20% điểm du lịch cộng đồng có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
Ngày 30/10, Trung tâm Văn hóa và Xúc tiến du lịch tổ chức Hội nghị báo cáo khoa học xây dựng mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù dân tộc Tày, bảo vệ văn hóa phi vật thể dân tộc Tày tại thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì.
Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.
Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, tại các điểm du lịch cộng đồng được công nhận ở Việt Nam, cơ bản các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; có 20% điểm du lịch cộng đồng có nhà sinh hoạt cộng đồng; 20% điểm du lịch cộng đồng có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
Du lịch tâm linh là một trong những loại hình du lịch phổ biến tại Việt Nam và Hà Nam hiện là một điểm đến của loại hình du lịch này. Trên thực tế, du lịch tâm linh thường gắn liền với những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể; gắn liền với lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa truyền thống, lễ hội, kiến trúc, nghệ thuật và những giá trị tinh thần khác. Cũng chính bởi thế mà du lịch tâm linh không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm khám phá vùng đất mới mà còn mang đến những giá trị khác về tinh thần.
Phú Túc là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hà Nội, với các sản phẩm cỏ tế mây tre đan mang giá trị nghệ thuật và lịch sử cao.
Ngày 28/10, Bảo tàng tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án
Kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy còn hạn chế; chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một trong những điểm nghẽn cần cụ thể hóa trong luật để thu hút các nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
Sau khi nghiên cứu, phục hồi, lễ bỏ mả của người Cơ Tu sẽ được đưa vào phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Làng văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế).
Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh.
Trải qua hàng trăm năm, nhiều giá trị văn hóa được lưu giữ cùng con người cần cù, sáng tạo đang tạo sức bật, sự đổi thay cho huyện Phú Xuyên ngày càng phát triển kinh tế xã hội.
Chương trình nghệ thuật vũ điệu Ban Mê đã tái hiện nghề dệt thổ cẩm của người dân Tây Nguyên.
Chuẩn bị cho mùa khách du lịch quốc tế năm nay, bên cạnh những sản phẩm văn hóa vật thể truyền thống, những giá trị về văn hóa phi vật thể được Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Quảng Nam chú trọng nâng cao chất lượng nhằm thu hút và giữ chân du khách. Sự chuẩn bị chu đáo này đã thu hút khách du lịch, nhất là khách quốc tế, các nguồn khách truyền thống như Úc, Bắc Mỹ, Châu Âu và Ấn Độ quay lại Mỹ Sơn tăng cao so với những tháng sụt giảm hồi đầu năm nay.
Những giá trị về văn hóa phi vật thể được Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) chú trọng, nâng cao chất lượng, đã thu hút khách du lịch, nhất là khách quốc tế quay lại Mỹ Sơn trong những tháng gần đây.
Sáng ngày 14/10, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng tổ chức bế giảng lớp truyền dạy nhạc ngũ âm năm 2024. Đến dự có đồng chí Sơn Pô - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các vị thượng tọa, đại đức các chùa Phật giáo Nam tông Khmer; đại diện lãnh đạo ban, ngành tỉnh.
Việc hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một cần gắn với phát triển du lịch tại địa phương.
Vừa qua, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Chợ Đồn, UBND xã Bình Trung tổ chức khai mạc chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy hát Páo dung và thêu trang phục truyền thống của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) tại thôn Bản Ca.
Sơn Động là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, với lợi thế có nhiều thắng cảnh đẹp và những di tích lịch sử - văn hóa có giá trị đặc sắc. Vì vậy, huyện Sơn Động đã và đang từng bước khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Đồng thời góp phần vào thắng lợi của mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc năm 2024 là Ngày hội độc đáo của đồng bào các dân tộc xứ Lạng với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực, du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương...
UBND huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan sẽ khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Điều này làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.
Kế hoạch hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một vừa được phê duyệt sẽ triển khai tại một số địa phương gồm: Lạng Sơn, An Giang, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn và Thừa Thiên Huế.
Kế hoạch nhằm góp phần triển khai hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên-Huế và An Giang.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam vừa phối hợp với huyện Hiệp Đức tổ chức phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong với đầy đủ nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt động ý nghĩa.
Huyện Quốc Oai là vùng đất cổ của xứ Đoài, có nhiều loại hình văn hóa phi vật thể, nghệ thuật độc đáo, đậm đặc di tích lịch sử, công trình kiến trúc, nhất là Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và đình So.
Nghề làm gốm của dân tộc Churu ở xã Pró, huyện Đơn Dương, được ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống.
Tỉnh Lâm Đồng, nơi hội tụ của hơn 40 dân tộc thiểu số, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa. Văn hóa của các dân tộc thiểu số không chỉ là di sản quý giá mà còn là tài sản lớn để phát triển du lịch bền vững.
Tối 5/10, Ban Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa phi vật thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 (gọi tắt là Ban Tổ chức) tổ chức bế mạc lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình.
Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức triển lãm lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y; hỗ trợ huyện Vân Đồn phục dựng lễ hội Đại phan của người Sán Dìu.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 5/10 UBND huyện Thạch Thất tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024, với chủ đề 'Hà Nội - Niềm tin và hy vọng'.
Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội thông tin, có 9 nhóm nội dung và 47 nhiệm vụ cùng nhiều hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tại buổi Họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý III năm 2024 của UBND TP Hà Nội chiều 3-10, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai cho biết, từ nay đến ngày 10-10, Hà Nội sẽ triển khai nhiều hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954/10-10-2024).
Sáng nay 1/10, Hội Di sản Văn hóa Quảng Trị tổ chức đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự và phát biểu chỉ đạo đại hội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Kế hoạch và dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.
Diễn xướng dân gian của đồng bào miền núi là tài sản tinh thần quý giá trong kho tàng văn hóa phi vật thể của xứ Thanh nói riêng, cả nước nói chung, thể hiện sắc thái văn hóa của mỗi tộc người, mang dấu ấn vùng miền rõ nét và làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Vì thế, cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn, phát huy giá trị diễn xướng dân gian của đồng bào miền núi tỉnh Thanh trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Chương trình 'Long Biên ký ức hào hùng - Di sản văn hóa - Bản sắc Hà Thành' do quận Long Biên tổ chức để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong khán giả, đồng thời quyên góp được hơn 100 triệu đồng hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ.
Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2024) diễn ra từ ngày 28-30/9 (nhằm ngày 26-28/8 Âm lịch), tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến dâng hương tưởng niệm.
Trước anh linh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang nguyện đoàn kết, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không ngừng xây dựng quê hương Kiên Giang ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với sự hy sinh của các bậc tiền nhân.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Kế hoạch và dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc Dao tại hai tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn.
Bộ VH,TT&DL đã phê duyệt chương trình hỗ trợ phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.
Ngày 27/9, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã ký Quyết định 2787/QÐ-BVHTTDL Về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Tỉnh Bình Thuận hướng đến đưa lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, có sức thu hút nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Chiều nay (25/9), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức vinh danh 'Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế' năm 2023 và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực, có đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 25/9, Ban Tổ chức lớp tập huấn truyền dạy văn hóa phi vật thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 (gọi tắt là Ban Tổ chức) tổ chức bế mạc lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa phi vật thể (hát then; sli; lượn; múa chầu) tại xã Chi Lăng, huyện Tràng Định.
9 tháng năm 2024, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và tỉnh, thu hút gần 185.000 lượt khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu tìm hiểu, vượt 8% so kế hoạch và tăng 17,5% so cùng kỳ ngoái; trong đó có 7.985 lượt khách quốc tế.
Huyện Khánh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác phục dựng và bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc Raglai gắn với phát triển du lịch.