Dòng sông Đáy uốn lượn như dải lụa ôm ấp làng nghề dệt truyền thống Phùng Xá, nơi tiếng thoi, tiếng dệt không bao giờ ngừng nghỉ gần trăm năm qua. Với sự sáng tạo và khéo léo của con người, ngoài những sản phẩm truyền thống dệt khăn, dệt cotton, làng còn được biết đến qua các sản phẩm độc đáo như tơ tằm do con tằm tự dệt, tơ Sen...
Nổi tiếng với danh hiệu người đầu tiên nghiên cứu nghề dệt lụa tơ sen và ý tưởng biến con tằm thành những người thợ dệt, nghệ nhân Phan Thị Thuận còn giữ vai trò 'đại sứ văn hóa' của làng nghề dệt Phùng Xá, đưa làng nghề trở thành điểm đến yêu thích của nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế.
Ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội – nơi từng được mệnh danh là 'thủ phủ dâu tằm của miền Bắc' – có một người phụ nữ mà tên tuổi của bà gắn liền với sự hồi sinh của nghề tổ nơi đây. Bà là nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, 69 tuổi, ở đội 13, thôn Hạ – người có tiếng là lắm đam mê nhiều ý tưởng.Hiện nay nghề dệt truyền thống ở Phùng Xá đã hồi sinh. Toàn xã hiện có khoảng 1.700/2.230 hộ gia đình chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khăn mặt, khăn tắm… Khoảng 4.500 lao động trên địa bàn và 2.000 lao động vùng lân cận có việc làm với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng. Giá trị kinh tế làng nghề chiếm gần 70% cơ cấu kinh tế toàn xã.
Các nhà nghiên cứu nhận định, có khoảng 3.264 km2 rừng nhiệt đới đã bị mất do khai thác từ năm 2000 đến 2019, lớn hơn diện tích của Vườn quốc gia Yosemite (Mỹ).
Một nghiên cứu mới cho thấy, sự tàn phá rừng kinh hoàng đang xảy ra không chỉ trên khắp Amazon, mà đáng lo ngại là nhiều nơi khác, những cánh rừng cũng đang bị suy giảm.
Ngày 12/11, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc Tế (IUCN) tại Việt Nam tổ chức hội thảo tổng kết dự án 'Mô hình sinh kế dựa vào mùa nước nổi hỗ trợ chiến lược trữ lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long' theo hình thức trực tuyến nhằm đánh giá các kết quả chính của dự án; khuyến khích phát triển, nhân rộng các mô hình sinh kế dựa vào mùa nước nổi tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Lần đầu lên Văn phòng Chính phủ giao sản phẩm khăn dệt từ tơ sen để Thủ tướng mang đi nước ngoài làm quà tặng, nghệ nhân Phan Thị Thuận phát hiện mình đi hai chiếc dép màu khác nhau.
Để làm ra một chiếc khăn lụa từ tơ sen dài 1,7 mét, chiều ngang 25 cm, nghệ nhân phải mất gần 2 tháng trời, vì phải lấy tơ từ 4.800 cuống sen cho một chiếc khăn quàng cổ rồi mới dệt. Nhưng giờ đây, với chiếc máy lấy tơ sen tự động của nhóm sinh viên các trường đại học ở Hà Nội, làng nghề dệt lụa đã có thêm cơ hội để gìn giữ nghề truyền thống của mình mà vẫn có thu nhập tốt.
Nhằm quảng bá, lưu giữ những nét đẹp của nghề truyền thống, trong tháng 12, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa chủ đề 'Tiếng tơ' với nhiều nội dung đa dạng. Nổi bật là không gian trưng bày nghề dệt lụa truyền thống của xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phấn khởi ngợi khen sự sáng tạo của nhóm chị em phụ nữ sáng tạo sản phẩm tơ lụa từ cây sen. 'Tôi được tặng một chiếc khăn, đến bây giờ vẫn rất thơm' – ông chia sẻ.
Đây là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện dự án cấp nhà nước của Viện Kinh tế sinh thái (tên giao dịch quốc tế là ECO), do Tiến sĩ khoa học Nguyễn Duy Chuyên (Giám đốc ECO) làm chủ nhiệm, đã được triển khai trên 10 năm qua.