Ngày 22.2, tại Nhà Hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh khai mạc Hội Báo Xuân và Hội thi hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh xuân Quý Mão - 2023.
Doanh nhân Đặng Thiên Hương luôn mong muốn góp một phần công sức và công đức của mình xây dựng, tu sửa, khai ấn những công trình tâm linh. Miếu Vua Bà - Thôn Quảng Yên - Xã Yên Sơn - Huyện Quốc Oai - Tp Hà Nội cũng là một trong những tâm huyết lớn của nữ doanh nhân.
Theo kế hoạch, Lễ đón nhận văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023 sẽ được tỉnh Thanh Hóa tổ chức từ ngày 11 – 13/3. Lễ hội năm nay cũng là dịp kỷ niệm 1775 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/02 năm Mậu Thìn 248 -22/02 năm Quý Mão 2023).
Bà Triệu, người anh hùng dân tộc mà câu nói nổi tiếng của bà mãi mãi đi vào sử sách: 'Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người'. Năm 246, bà cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi quân Ngô, làm cho 'toàn thể Châu Hoan, Cửu Chân đều chấn động...'. Trong một trận quyết chiến với quân thù, trước thế mạnh và mưu kế hiểm độc, đê hèn của giặc, bà đã tuẫn tiết tại núi Tùng vào ngày 21 tháng 2 năm Mậu Thìn (248). Ghi nhớ công ơn người nữ anh hùng đã hiến cả tuổi thanh xuân vì dân, vì nước, triều đình các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều xây dựng, tu sửa đền miếu, ban sắc phong và quy định tế lễ với nghi thức quốc tế. Thời gian đi qua, mãi trong tâm thức dân gian vẫn còn nhắc nhớ: Ai qua Hậu Lộc, Phú Điền/ Nhớ xưa Bà Triệu trận tiền xông pha...
Tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội đền Bà Triệu năm 2023, kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (248 2023) trong thời gian từ ngày 11 13/3.
Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thời tiết như chiều lòng người đi du xuân. Những ngày này, tại đỉnh Ngàn Nưa thuộc làng Cổ Định, thị trấn Nưa (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) quần thể di tích lịch sử quốc gia 'Núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên' là một địa danh nổi tiếng thu hút du khách bốn phương. Nơi đây thờ Bà Triệu, là một trong ba huyệt đạo linh thiêng bậc nhất cả nước.
Trong hệ thống các di tích thờ Hai Bà Trưng, Đền Hai Bà Trưng, thôn Hạ Lôi, Mê Linh (Hà Nội) có ý nghĩa đặc biệt, bởi đây là quê hương của Hai Bà, nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa và giành thắng lợi. Đây còn là địa điểm tham quan du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách trên mọi miền đất nước.
FiFA đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ bằng việc công bố 3 trọng tài nữ ở World Cup 2022.
Trong khi Mo Mường hướng tới di sản văn hóa thế giới, thì Lễ hội Khai hạ và lịch Đoi người Mường vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nếu đã từng một lần đắm mình trong không gian thiêng của lễ hội đền Bà Triệu ở làng cổ Phú Điền, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) hẳn không ai có thể quên cái không khí nô nức mà vẫn trang nghiêm, linh thiêng của lễ hội truyền thống xứ Thanh. Trong không gian lễ hội, mỗi người tham gia bằng tất cả tâm thành, ngưỡng vọng nhớ ơn tiền nhân...
Là một trong ba ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn và lâu đời bậc nhất nước ta, đền Hát Môn là nơi ghi dấu nhị vị Vua Bà dấy binh khởi nghĩa, tiêu diệt quân Đông Hán xâm lược, làm rạng danh non sông đất nước.
Nằm cách Thủ đô Hà Nội 20 km, nếu đi qua quốc lộ 1A cũ hoặc đi đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang có một ngôi đền thiêng thờ 8 vị vua triều Lý mang tên đền Đô. Đền Đô thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Đình Bảng còn có một tên gọi nữa là Cổ Pháp.
Nằm trong quần thể khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu trên địa bàn xã Triệu Lộc (Hậu Lộc), cùng với núi Gai, núi Tùng là căn cứ gắn liền với Cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô xâm lược hơn 1770 năm về trước do nữ tướng Triệu Trinh Nương - Bà Triệu lãnh đạo. Cũng chính nơi đây, vị 'Vua Bà' và ba ông tướng họ Lý - bề tôi dưới trướng của Bà Triệu đã lựa chọn tuẫn tiết bởi không muốn rơi vào tay kẻ thù. Núi Tùng là không gian văn hóa với những dấu tích của 'người xưa' gồm lăng, mộ Bà Triệu; mộ ba ông tướng họ Lý... đang âm thầm 'kể lại' chuyện lịch sử.
Sáng 8/2, tại khu vực chùa Động, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi), UBND xã Vĩnh Đồng tổ chức lễ hội Mường Động năm 2022. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội chỉ tiến hành phần lễ với sự tham gia của trên 200 người dân sinh sống trên địa bàn xã Vĩnh Đồng và một số xã lân cận.
Thường tổ chức vào tháng Giêng, lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình đã trở thành hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp Xuân về. Bà con đến lễ hội để được hòa mình vào không khí trời đất linh thiêng của phần lễ, sự náo nhiệt của phần hội, bày tỏ ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, ấm no nơi bản Mường.
Tự tin vượt qua 3 thí sinh cùng chơi với điểm số thuyết phục, Nguyễn Hoàng Khánh (Quảng Ninh) hôm qua ghi tên mình vào danh sách quán quân của chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2021. Khánh cũng là 1 trong 3 quán quân xuất sắc của Quảng Ninh giành vòng nguyệt quế về cho tỉnh nhà.
Chiến thắng của thí sinh Nguyễn Hoàng Khánh, học sinh trường THPT Bạch Đằng (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) đã đem về ngôi vị quán quân Đường lên đỉnh Olympia cho Quảng Ninh và rạng danh vùng đất, con người Quảng Yên.
Tại điểm cầu ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), mọi người vỡ òa cảm xúc trước chiến thắng của Nguyễn Hoàng Khánh trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021.
Đoàn phim 'Hương Vị Tình Thân' đang có những ngày quay phim ở khu du lịch Suối Ngọc - Vua Bà. Nam diễn viên Mạnh Trường liền tranh thủ 'mượn' hình ảnh công việc để trêu chọc bà xã, khoe tình cảm mặn nồng trên mạng xã hội.
Ngày 16/9, đại diện UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho biết, đến thời điểm hiện tại, huyện đã truy vết được 40 trường hợp F1 và tổ chức cách ly 177 hộ dân liên quan đến 4 F0 mới xuất hiện trên địa bàn ngày 14/9 vừa qua.
Vốn là một cù lao nổi lên giữa bốn bề sóng nước, theo thời gian, cùng với biến đổi của địa chất, hải lưu và nỗ lực quai đê lấn biển của các thế hệ người dân, Biện Sơn nối với đất liền, hình thành xã đảo Nghi Sơn (Thị xã Nghi Sơn). Không chỉ là nơi phong cảnh hữu tình, xã đảo Nghi Sơn được xem như mảnh đất hội tụ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa.
Trong cuốn 'Bà Chúa Kho - Tình sử và huyền tích', tác giả Lê Thái Dũng cho biết nước ta có khá nhiều bà Chúa Kho, trong đó có bà Chúa Kho làng Quả Cảm. Người dân tôn bà làm Thánh hoàng làng, gọi là Đức vua Bà, Đức Giáp Ngọ…
Đoàn rước tượng Đức thánh Trần Quốc Tuấn dài hơn 3 km đi vi hành quanh thị xã. Đây là hoạt động chính trong lễ hội truyền thống Bạch Đằng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 18/4, thị xã Quảng Yên đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2021 và kết hợp với các hoạt động văn hóa - thể thao trong chương trình kích cầu du lịch.
Sáng 18/4, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã khai mạc Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2021, nhân kỷ niệm 3 lần Chiến thắng Bạch Đằng của dân tộc ta.
Ngày 18-4, tại Khu trung tâm Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2021, kỷ niệm 1083 năm (938-2021), 1040 năm (981-2021) và 733 năm (1288-2021) Chiến thắng Bạch Đằng.