Cũng như các địa phương trong tỉnh, huyện Cao Phong tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3. Tại cấp huyện, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện theo địa bàn được phân công phụ trách đã chủ động nắm bắt tình hình và trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3. Liên tục từ chiều 6/9, các đoàn công tác của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) huyện thường xuyên đi kiểm tra tình hình thực tế, xuống từng nhà dân, đến từng địa điểm xung yếu để bám nắm địa bàn và có chỉ đạo kịp thời, cụ thể.
Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Bắc Phong (Cao Phong) chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động hội, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo phương châm 'Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có hoạt động hội' để thu hút hội viên, phụ nữ (HVPN) tham gia tổ chức hội.
Những tháng đầu năm đã có hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Cao Phong được vay vốn chính sách để phát triển kinh tế. Thời gian này, Phòng giao dịch (PGD) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện tiếp tục truyền tải vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt tập trung giải ngân kịp thời vốn ưu đãi phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
HBĐT) - Trong cuộc sống hàng ngày luôn tiềm ẩn những tình huống bất ngờ, nguy hiểm, khó lường trước được hậu quả có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất kỳ nơi đâu với tất cả mọi người. Điều này lại càng nguy hiểm đối với trẻ em bởi đây là đối tượng chưa đủ kiến thức, kỹ năng để xử lý tình huống nên rất dễ xảy ra các vụ việc tai nạn thương tích (TNTT). Vì thế, bảo đảm an toàn cho trẻ em không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà cần sự chung tay của toàn xã hội, mang đến môi trường sống thật sự an toàn, lành mạnh, thân thiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần.
Tai nạn đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, số trẻ em tử vong do đuối nước tăng cao trong dịp nghỉ hè. Theo thống kê trong giai đoạn 2016 - 2020 và 7 tháng năm nay, có trên 130 trẻ em tử vong do đuối nước. Mặt khác, trẻ em cũng đang phải đối diện với những nguy cơ bị xâm hại với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Bài 1 - Nhức nhối tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em
Khoảng 21h ngày 20/6 có một tốp người đàn ông ở xóm Nhõi, xã Hợp Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) đi ra ngoài đập Trẹo thuộc xã Hợp Phong để hóng gió, uống bia sau đó xuống đập tắm. Một người đuối nước mất tích vẫn chưa tìm thấy thi thể.
Hằng năm, nước ta ghi nhận số lượng trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước ở mức cao, đặc biệt là những tháng mùa Hè, khi học sinh được nghỉ học, thời tiết nắng nóng. Trong khi chờ những giải pháp căn cơ, để giảm tai nạn đuối nước ở trẻ em, thiết nghĩ, trước mắt cần sự quản lý chặt chẽ từ chính gia đình, sự hỗ trợ của các đoàn thể ở địa phương.
Dẫu trời nắng như rang nhưng vẫn không ngăn được dòng người đến thăm viếng, tiễn đưa 4 cô bé đang chuẩn bị bước vào tuổi 'trăng rằm' đúng vào 'ngày của các em' - ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 càng làm cho nỗi xót xa nhân lên...
Sáng nay 1/6, trao đổi với phóng viên BVPL, ông Quách Văn Ngoan – Chủ tịch UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) đã thông tin chi tiết về vụ 4 nữ sinh lớp 7 tử vong thương tâm do đuối nước.
Vào khoảng 16g30 ngày 31-5, tại huyện Cao Phong (Hòa Bình) xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm 4 nữ sinh tử vong.
Cơ quan chức năng vừa cho biết, đã xác định danh tính của 4 học sinh tử vong do bị đuối nước khi đi tắm tại suối Tráng, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình).
Nhóm học sinh rủ nhau ra tắm ở khu vực chân đập thủy điện suối Tráng (thuộc xóm Dài, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), không may 4 em bị đuối nước tử vong.