Độc đáo ẩm thực xứ Mường Quảng Lạc

Cùng với những nét văn hóa đặc sắc, người Mường ở Quảng Lạc (huyện Nho Quan) còn gây nhớ thương với du khách gần xa bằng những món ăn dân dã nhưng độc đáo, đậm hương vị của núi rừng...

Khám phá những nét đẹp văn hóa, du lịch ở xứ Mường

Du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình phát triển mạnh mẽ với nhiều điểm, khu du lịch, tour, tuyến có chất lượng dịch vụ tốt đã và đang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước.

Chương trình Vào hạ năm 2022 và khai trương Suối Hoa tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam

Từ ngày 3 - 15/4, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại xã Bắc Phong (Cao Phong) tổ chức chương trình du lịch Vào hạ và khai trương Suối Hoa. Sự kiện được gắn với các ngày lễ lớn của đất nước, nhằm hưởng ứng năm du lịch quốc gia 2022 và kích cầu du lịch nội địa.

Lên núi thưởng trà…

Mỗi người chọn một cách riêng trên nẻo đường du xuân, riêng tôi chọn cách trải nghiệm thưởng trà xuân trên mảnh đất vùng cao xứ Mường. Chị chủ nhà, dân tộc Nùng ở xã Nấm Lư (huyện Mường Khương) tên là Vàng Thị Xuân dẫn chúng tôi ra vườn hái trà. Những cây trà của gia đình chị trồng đã trên 30 năm với búp non mơn mởn được hái trong tiết trời mưa xuân lây phây, trong cái rét ngọt dưới 10 độ C, được sao trong chảo gang theo đúng kiểu sao tay truyền thống. Mẻ trà đầu tiên trong năm mới thơm hương, ngọt hậu.

Lạ vị thịt thính xứ Mường

Ai đã từng thử qua món thịt chua, nem sợi hẳn là biết đến vị thơm ngon, sức hấp dẫn đặc trưng của ẩm thực xứ Mường. Thịt thính cũng vậy, vừa có vị chua, ngọt của thịt, chút mùi bột thính vương vương hòa quyện cùng lớp bì giòn tan, đằm đặm.

Dẻo thơm cơm gạo xứ Mường

Bên cạnh việc chuẩn bị đủ thứ đồ ăn ngon trong những ngày Tết, thì việc lựa chọn loại gạo ngon để có bát cơm trắng thơm dẻo dâng tổ tiên trong mâm cỗ Tết cũng đặc biệt quan trọng. Và câu chuyện, cảm xúc về hạt gạo, bát cơm trắng vẫn luôn là câu chuyện ý nghĩa, đầu tiên, trân trọng mà người già trong nhà dạy bảo con cháu.

Vọng vang 'hồn núi'

Mùa Xuân đã về. Từng làn gió Xuân luồn qua những khe sâu, len lỏi khắp các hang núi, cũng là lúc núi rừng như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ Đông. Phía xa, tiếng chiêng 'boong… khùm…!!' vọng vang từ phía bản Mường dội tới, báo hiệu một năm mới đến trên xứ mường Kim Thượng, huyện Tân Sơn. Sâu trong rừng, những tán đào đã bắt đầu bật lộc non căng tràn sức sống.

Lưu giữ văn hóa Mường cho mai sau

Trải theo thời gian, đồng bào dân tộc Mường ở Phú Thọ còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, từ những ngôi nhà sàn, trang phục, ẩm thực đến tiếng nói, nhạc cụ, nghệ thuật trình diễn dân gian, công cụ lao động sản xuất... Để gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa Mường có sự đóng góp không nhỏ của những Nghệ nhân dân gian, những người con xứ Mường luôn yêu quý văn hóa Mường.

Ghé thăm xứ Mường mây trời giăng mờ thung lũng

Thiên nhiên ban tặng cho Hòa Bình rất nhiều phong cảnh hùng vĩ tráng lệ, quanh năm mây mờ bảng lảng giăng mờ các thung lũng, ngọn thác tung bọt, hang động kì bí. Hòa Bình là một tỉnh miền núi Tây Bắc - vùng đất được coi là cái nôi của nền văn hóa Mường với vô vàn điều kỳ lạ chưa được khám phá.

Cọn nước - Nét đẹp văn hóa vùng cao

Trên những hành trình khám phá vùng cao, có một vẻ đẹp ấn tượng với chúng tôi là những chiếc cọn nước - những công trình thủy nông dùng bánh xe dẫn nước vào ruộng dân gian giữa khung cảnh hoang sơ - chầm chậm quay đều tạo điểm nhấn, nét đẹp cho miền sơn cước. Người Mường, Thái, Tày, Nùng… đã và đang bảo tồn cọn nước để thu hút du khách, phát triển du lịch cộng đồng.

Chiến dịch Hòa Bình - bản hùng ca của những con người 'chân trần chí thép'

Đi tìm ký ức về chiến dịch giải phóng Hòa Bình lần thứ 2 năm 1951 - 1952, chúng tôi may mắn được kết nối và trò chuyện với cựu chiến binh (CCB) Đỗ Hạp, Trưởng Ban liên lạc CCB Trung đoàn 88 - đơn vị vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ nổ phát súng đầu tiên tiêu diệt đồn Tu Vũ mở đầu chiến dịch Hòa Bình khi xưa...

Huyện Cao Phong chú trọng bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch

Có những lợi thế riêng của vùng đất Mường Thàng tươi đẹp, trù phú, còn lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc, phong cảnh thiên nhiên hữu tình với nhiều danh thắng, điểm du lịch được du khách biết đến. Huyện Cao Phong đã, đang chú trọng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển các loại hình du lịch.

'Chín vía gọi về' – Những mảnh đời vắt ngang sườn núi

'Chín vía gọi về' – tập truyện ngắn của tác giả Phan Mai Hương (NXB Hội Nhà văn) gồm 11 truyện ngắn, trong đó nổi bật lên là các truyện mang âm hưởng núi rừng Tây Bắc, đậm đặc phong vị sống người xứ Mường. Và những điều chúng ta tò mò về bùa ngải xứ Mường, tập tục nhà quan Lang, chuyện yêu đương trai gái cùng những huyền thoại cũ hoặc mới của người Mường, đều có thể tìm thấy thấp thoáng trong những truyện ngắn của Phan Mai Hương.

Ấn tượng Lũng Vân

Ai đã từng khám phá dải núi trùng điệp tít tắp của vùng đất Tây Bắc, có lẽ sẽ rất ấn tượng với Lũng Vân - nơi được ví như nóc nhà của đất Mường Bi.

Chợ Độc lập và văn hóa Mường

Xã vùng cao Độc lập (TP Hòa Bình) vừa chính thức khai trương chợ Độc Lập. Mở đầu cho những ngày chính thức đi vào hoạt động là khai mạc phiên chợ Xuân vùng cao TP Hòa Bình năm 2021. Chợ duy trì hoạt động họp phiên vào các ngày 1 và 6 Âm lịch.

Cây mía trong đời sống của người Mường

Từ xa xưa, cây mía tím đã gắn bó mật thiết với đời sống của người Mường. Không chỉ là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, cây mía còn là vật không thể thiếu trong những ngày trọng đại của bà con dân tộc Mường, nhất là ngày Tết và lễ cưới.

Nét văn hóa ẩm thực xứ Mường

Hòa Bình không chỉ được biết đến là cái nôi văn hóa Mường mà còn nức tiếng bởi những món ăn ngon, mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Nếu ai đã từng được thưởng thức ẩm thực xứ Mường, chắc chắn sẽ luyến nhớ dư vị vô cùng hấp dẫn của nó.

Rộn ràng chiêng Mường

Trong tâm thức của mỗi người con quê hương Hòa Bình, chiêng Mường đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần. Trong không khí vui tươi, rộn ràng của những ngày đầu xuân năm mới, khắp nơi vang vọng tiếng chiêng lúc thì nhịp nhàng, trầm bổng, khi thì sôi động, hào hùng.... Chiêng được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người dân tộc Mường, đặc biệt không thể thiếu trong các lễ hội xuân.

Độc đáo trải nghiệm phiên chợ xuân mang bản sắc văn hóa Mường

Đến với chợ Độc Lập và Phiên chợ Xuân vùng cao thành phố Hòa Bình, bà con và du khách sẽ được trải nghiệm không khí xuân vùng cao mang bản sắc văn hóa người Mường.

Khai trương chợ Độc Lập và khai mạc Phiên chợ Xuân vùng cao TP Hòa Bình năm 2021

Đến với chợ Độc Lập và Phiên chợ Xuân vùng cao TP Hòa Bình những ngày giáp Tết Âm lịch, bà con và du khách sẽ được trải nghiệm không khí xuân vùng cao, thưởng thức đặc sản ẩm thực của bà con địa phương...

Sẵn sàng cho 'Phiên chợ vùng cao thành phố Hòa Bình năm 2021'

Sáng 27/1 (tức ngày 15 tháng Chạp), tại chợ Độc Lập, xã vùng cao Độc Lập (TP Hòa Bình) sẽ diễn ra khai trương chợ Độc Lập, đặc biệt là khai mạc phiên chợ vùng cao TP Hòa Bình năm 2021. Dự kiến có gần 40 gian hàng, trong đó, 19 gian hàng của 19 xã, phường thuộc TP Hòa Bình và khoảng 20 gian hàng của các tiểu thương, nhà hàng ẩm thực, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và Nhân dân địa phương. Hoạt động này được kỳ vọng tạo cơ sở phát triển phiên chợ xuân vùng cao cho thành phố hàng năm. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất.

Về miền non nước xứ Mường

Chợ phiên họp trên thuyền cập bến theo con nước, những gian hàng 'tự giác' đóng bằng tre nứa, lợp lá cọ như mái nhà nhỏ xinh dọc xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) bày biện toàn nông sản kèm những tờ giấy ghi giá và chiếc giỏ đựng tiền mà không cần người bán hàng. Tất cả đã làm nên nét mộc mạc và hấp dẫn nơi sông nước được bao phủ bởi núi cao, hồ sâu, cây rừng xanh thẳm, thu hút khách du lịch đến với miền non nước xứ Mường giàu bản sắc văn hóa.

Hấp dẫn ẩm thực vùng hồ

Còn gì thú vị hơn trên hành trình khám phá, trải nghiệm du lịch hồ Hòa Bình, du khách được đón tiếp hết sức thịnh tình, được gia chủ chuẩn bị bữa cơm tối ấm cúng và thưởng thức chương trình biểu diễn văn nghệ đặc sắc mang đậm nét văn hóa các dân tộc trong hoạt động sinh hoạt cộng đồng.

Huyền thoại về Hoa hậu xứ Mường

Kể từ ngày đăng quang hoa hậu, tên tuổi Quách Thị Tẻo ngày càng bay xa. Nhiều người đàn ông hào hoa phong nhã, nhiều công tử con nhà lang danh giá, từng gặp Tẻo, đã thầm thương trộm nhớ.

Khám phá Bảo tàng không gian văn hóa Mường ở Hòa Bình

Bảo tàng không gian văn hóa Mường, nằm trên con đường Tây Tiến đi Thung Nai thuộc địa phận phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, là bảo tàng tư nhân do họa sỹ Vũ Đức Hiếu xây dựng.

Tạo ra sản phẩm mang giá trị kinh tế cao từ hạt dổi xứ Mường

Từ hạt dổi, một gia vị quen thuộc của địa phương, chị Bùi Thị Lợi (xóm Be Trên, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã tạo ra những sản phẩm mang giá trị kinh tế cao, mở ra hướng phát triển mới cho bà con xứ Mường.

Cỗ lá – Ẩm thực đặc sản của Xứ Mường

Xứ Mường tỉnh Thanh không chỉ hấp dẫn mọi người và du khách ở vẻ hùng vĩ tráng lệ của bạt ngàn rừng xanh, trập trùng núi đỏ, của những lễ hội văn hóa rực rỡ sắc màu, rộn ràng điệu nhảy, hân hoan nhịp séc bùa, bên cây bông, bên chum rượu cần nơi nhà sàn, hay thung cỏ mà còn lôi cuốn ở mâm cỗ lá.

Chắp cánh cho hạt dổi đi xa

Bao đời nay, hạt dổi là đặc sản tự hào của vùng đất Lạc Sơn. Nơi đây gần như nhà nào cũng có cây dổi, hạt dổi được coi là một gia vị ăn quanh năm. Để đưa hạt dổi đến người tiêu dùng tiện lợi, an toàn, chị Bùi Thị Lợi ở xóm Be Trên, xã Chí Đạo đã thử nghiệm, chế biến thành sản phẩm gia vị muối dổi Mường Be.