Tại sao khi mang thai tránh uống cà phê?

Theo một nghiên cứu của Mỹ, những bà mẹ tương lai tiêu thụ caffeine dù chỉ với một lượng nhỏ cũng có nguy cơ sinh con nhỏ hơn bình thường.

Một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ caffeine trong thai kỳ có tác động đến kích thước của đứa trẻ tương lai

Một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ caffeine trong thai kỳ có tác động đến kích thước của đứa trẻ tương lai

Tiến sĩ Jessica Gleason, một nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Hoa Kỳ, người vừa công bố một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ caffeine trong thai kỳ có tác động đến kích thước của đứa trẻ tương lai.

Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI), cân nặng và chiều cao của 2.500 trẻ em từ 4 đến 8 tuổi để kiểm tra xem uống cà phê khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ hay không. Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có mẹ tiêu thụ caffeine có điểm số chiều cao thấp hơn. Song sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng.

Người ta vẫn chưa biết chính xác caffeine ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ em như thế nào, nhưng các nhà nghiên cứu có một vài giả thuyết.

“Quá trình trao đổi chất caffeine của người mẹ chậm lại trong khi mang thai, vì vậy caffeine và các chất chuyển hóa của nó đi qua nhau thai, và thai nhi, vốn không thể chuyển hóa hoặc phá vỡ chúng, có thể tiếp xúc với sự tích tụ caffeine trong quá trình mang thai. Ngoài ra, quá nhiều caffeine cũng có thể dẫn đến tăng độ nhạy cảm với insulin ở thai nhi, có thể gây ra những hậu quả lâu dài đối với sự phát triển bình thường”, Tiến sĩ Gleason tại US News giải thích.

Do đó, nên tránh tất cả việc tiếp xúc với caffein (bao gồm sô cô la, trà, nước tăng lực và sô-đa) trong thời kỳ mang thai.

Yến Như

Theo Top Sante

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/tai-sao-khi-mang-thai-tranh-uong-ca-phe-d215861.html