Tại sao ông Medvedev từ chức vào thời điểm này?

Sự từ chức đột ngột của Chính phủ Nga là một phần trong kế hoạch tổng thể nhằm duy trì quyền lực cho ông Putin sau năm 2024 - các chuyên gia nhận định.

Ngày 15/1, tại cuộc họp của Tổng thống Nga Vladimir Putin với các thành viên của Chính phủ sau khi thông điệp của người đứng đầu Nhà nước được gửi đến Quốc hội Liên bang, Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố Chính phủ Nga sẽ được giải tán.

Theo ông Medvedev, thông điệp liên bang “đề cập đến một loạt thay đổi cơ bản đối với Hiến pháp Liên bang Nga”. “Trong bối cảnh đó, rõ ràng, chúng tôi, với tư cách là Chính phủ, nên cung cấp cho Tổng thống cơ hội đưa ra tất cả các quyết định cần thiết cho việc này” - ông Medvedev nhấn mạnh.

Sự từ chức đột ngột của Chính phủ Nga là một phần trong kế hoạch tổng thể nhằm duy trì quyền lực cho ông Putin sau năm 2024. (Ảnh: RIA)

Sự từ chức đột ngột của Chính phủ Nga là một phần trong kế hoạch tổng thể nhằm duy trì quyền lực cho ông Putin sau năm 2024. (Ảnh: RIA)

Ông Alexey Makarkin, Phó Giám đốc Quỹ “Trung tâm Công nghệ chính trị” nhận định:

Tôi nghĩ rằng Tổng thống muốn bổ nhiệm một Chính phủ mới trước khi những sửa đổi Hiến pháp, như ông đã đề cập trong thông điệp của mình, có hiệu lực – đó là khi Duma Quốc gia sẽ phải phê chuẩn các Bộ trưởng và Phó Thủ tướng.

Ông Putin muốn bổ nhiệm một Chính phủ mới theo ý tưởng của mình về những gì nó nên trở thành: không có sự bỏ phiếu cho các ứng viên từ phía các nghị sĩ. Chính phủ tới, rõ ràng, sẽ được thành lập với sự tham gia lớn của Quốc hội.

Ngoài ra, tôi tin rằng quy trình mới để bổ nhiệm Chính phủ là dành cho Tổng thống tiếp theo của Liên bang Nga. Điều này khẳng định ý định của ông Putin sẽ rời khỏi vị trí này trong tương lai”.

Ông Grigory Golosov, Giáo sư tại Đại học Châu Âu ở St. Petersburg nhận định:

Vì quyền hạn của Tổng thống Liên bang Nga cũng như quyền hạn của Duma Quốc gia đã không còn, nên người đứng đầu Nhà nước cần phải đệ trình ứng cử viên Thủ tướng mới để Hạ viện xem xét. Duma Quốc gia sẽ phải phối hợp.

Tôi không thấy có sự khác biệt lớn giữa việc phối hợp về ứng cử viên Thủ tướng và sự phê chuẩn mà ông Putin đề cập tới trong thông điệp của mình. Theo Hiến pháp liên bang, sự phối hợp không khác mấy so với thủ tục phê duyệt hiện đang được sử dụng ở các quốc gia khác và sẽ được thực hiện ở Nga. Thực tế là Hạ viện cần phải thể hiện sự đồng ý bằng cách chấp thuận ứng cử viên này.

Ông Putin và ông Medvedev ngày 15/1. (Ảnh: Reuters)

Ông Putin và ông Medvedev ngày 15/1. (Ảnh: Reuters)

Theo đó xuất hiện 2 kịch bản. Vladimir Putin quyết định thay đổi Thủ tướng, rất có thể, thành người mà ông lựa chọn cho vị trí Tổng thống, hay chính xác hơn là cho vị trí người duy trì trật tự chức tổng thống sau năm 2024. Ông Putin có lẽ sẽ không lựa chọn ông Dmitry Medvedev là Tổng thống tương lai và muốn bổ nhiệm một người vào vị trí đứng đầu Chính phủ, mà theo quan điểm của ông, là đủ khả năng đối phó tốt hơn với vai trò của người duy trì tự chức tổng thống.

Đây chỉ là một trong những cách diễn giải và là cách đơn giản nhất về quyết định giải tán của Chính phủ. Một cách khác, phức tạp hơn, nhưng cũng có thể tồn tại, đó là ông Putin muốn giảm trách nhiệm chính trị trực tiếp cho ông Medvedev về những gì xảy ra trong những năm tới và do đó chuẩn bị tốt hơn cho ông về vai trò người duy trì trật tự chức tổng thống.

Nếu kế hoạch bao gồm cả tổ chức bầu cử Quốc hội sớm, điều mà về mặt lý thuyết là có thể, mặc dù trên thực tế tôi không thấy động cơ thực sự nào cho việc này, thì dự kiến Duma Quốc gia sẽ không đồng ý việc đề cử ứng viên này, và theo Hiến pháp họ sẽ được giải tán sau một số quy trình nhất định.

Trong mọi trường hợp, tất cả phụ thuộc vào chiến lược duy trì sự liên tục của quyền lực vào năm 2024, hiện đang được phát triển bởi chính quyền tổng thống. Và chúng có thể khá phức tạp”.

Trong khi đó, nhà khoa học chính trị Vitaliy Kamyshev bày tỏ quan điểm về "động thái lạ" này:

Theo tôi, sự giải tán của Chính phủ là một phần trong kế hoạch tổng thể nhằm duy trì quyền lực cho ông Putin sau năm 2024. Các phương án khác nhau đang được tìm kiếm. Hiện giờ, rõ ràng, hình thức định dạng lại chính quyền đã được lựa chọn. Với sự giải tán của Chính phủ, ông Putin sẽ đưa ông Medvedev về dưới quyền của mình, bởi theo kế hoạch, vào năm 2024 sẽ diễn ra một sự chuyển giao quyền lực giống như năm 2008, và ông Medvedev sẽ lại trở thành Tổng thống.

Ý tưởng về việc sáp nhập Nga với Belarus, một trong những phương án định dạng lại chính quyền Nga, đã không diễn ra – điều đó quá rủi ro. Trong khi đó, ông Medvedev là một lựa chọn đã được chứng minh. Do đó, quyết định sửa đổi Hiến pháp đã được đưa ra. Sau năm 2024, ông Putin có khả năng trở thành người đứng đầu một cấu trúc quyền lực hoàn toàn mới – Hội đồng Nhà nước, với quyền lực lớn, sẽ kiểm soát các lực lượng an ninh.

Hiện tại, vị trí Thủ tướng sẽ là chỉ là kỹ thuật, không phải là nhân vật có ảnh hưởng đủ lớn.

Sau năm 2024, người đứng đầu Chính phủ cũng sẽ có ảnh hưởng hạn chế. Chừng nào ông Putin – sự bảo hiểm chính cho giới thượng lưu hiện tại – vẫn nắm quyền, không có ai xung quanh ông sẽ có bất kỳ ảnh hưởng thực sự lớn nào. Trong mọi trường hợp, người kế nhiệm của ông Putin sau năm 2024 sẽ không phải là các quan chức an ninh”.

Văn Đức (Tổng hợp)

Nguồn VTC: https://vtc.vn/thoi-su-quoc-te/tai-sao-ong-medvedev-tu-chuc-vao-thoi-diem-nay-ar522330.html