Tại sao Tào Tháo không xưng hoàng đế mà vẫn giữ chức Tể tướng?

Mặc dù Tào Tháo không trở thành hoàng đế nhưng ông được hưởng sự đối đãi khi còn sống cũng tốt như hoàng đế.

Khi Tào Tháo ra trận, chiến xa có thể được trang bị những lá cờ có thông số kỹ thuật giống như của hoàng đế, chiến xa cũng là cỗ xe vàng bạc được hoàng đế sử dụng. Ngoài ra, chỉ có Tào Tháo mới đủ tư cách đội chiếc mũ làm từ mười hai sợi ngọc trong triều đình. Ngoài những lợi ích bề ngoài đó, Tào Tháo còn được tôn làm vua nước Ngụy, một người dưới vạn người, con trai cả của Tào Tháo là Tào Phi được phong là hoàng tử nước Ngụy, ảnh hưởng chính trị của Tào Tháo đạt đến đỉnh cao.

Có thể nói, dù là lịch sử thật hay tiểu thuyết, Tào Tháo đều đã hoàn tất mọi sự chuẩn bị trước khi lên ngôi và tự xưng là hoàng đế, chỉ còn cách ngai vàng một bước nữa. Tào Tháo lên ngôi dễ dàng, chỉ cần đuổi tiểu hoàng đế đi, ngồi lên ngai vàng là được. Tuy nhiên, tại sao Tào Tháo không bãi bỏ tiểu hoàng đế và nắm quyền?

Táo Tháo là một chính trị gia kiệt xuất trong lịch sử Tam Quốc.

Táo Tháo là một chính trị gia kiệt xuất trong lịch sử Tam Quốc.

Sở dĩ Tào Tháo nhất quyết không tự xưng là hoàng đế vì những nguyên nhân sau đây.

Ba nguyên nhân khiến Tào Tháo không xưng đế

Thứ nhất, Tào Tháo sử dụng sách lược "phò tá thiên tử để hiệu lệnh chư hầu". Sở dĩ Tào Tháo có thể danh chính ngôn thuận nắm giữ quyền lực dưới một người mà trên cả vạn người trong thiên hạ, chính là nhờ sách lược này.

Nhà Đông Hán giai đoạn cuối dù đã suy yếu, nhưng hoàng đế vẫn được coi là vị trí tối thượng, có sức ảnh hưởng lớn tới người trong thiên hạ. Do đó, nếu Tào Tháo tự xưng làm hoàng đế, tất sẽ mang tiếng là phản tặc, dẫn đến lòng dân không phục. Nếu đã không danh chính ngôn thuận như vậy thì hà tất gì Tào Tháo phải chọn làm hoàng đế.

Hơn nữa, để hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ, khi tham chiến phải có danh chính ngôn thuận thì mới chiếm được ưu thế cũng như thu hút hiền tài. Vì vậy, việc Tào Tháo tôn phụng, phò tá "thiên tử" để hiệu lệnh chư hầu là một sách lược vẹn toàn quan trọng giúp vị quân chủ này gặt hái được nhiều thành công đến như vậy.

"Phò tá thiên tử để hiệu lệnh chư hầu" là sách lược mang lại nhiều thành công cho Tào Tháo.

"Phò tá thiên tử để hiệu lệnh chư hầu" là sách lược mang lại nhiều thành công cho Tào Tháo.

Thứ hai, bài học nhãn tiền từ thất bại của Viên Thiệu đã khiến Tào Tháo trở nên cẩn trọng. Viên Thiệu dù binh lực rất mạnh nhưng lại làm mất lòng thiên hạ, kết cục là thân bại danh liệt. Tào Tháo dù đang nắm trong tay đại quyền nhưng cũng không dám hành động động hấp tấp khi thấy những thế lực mạnh như Viên Thiệu cũng không tránh được kết cục thảm khốc sau khi dẹp loạn.

Trên thực tế, ngọn cờ là điều kiện quan trọng nhất trong đấu tranh chính trị thời Tam Quốc. Hơn nữa, kể từ khi bắt đầu khởi binh dẹp loạn, đánh Đổng Trác, Viên Thuật, Lã Bố, dụ hàng Trương Tú, đánh Viên Thiệu..., Tào Tháo luôn dùng danh nghĩa phụng sự nhà Đông Hán và gương cao ngọn cờ chính nghĩa là đánh đuổi nghịch tặc. Do đó, thử hỏi nếu vứt bỏ ngọn cờ đó thì Tào Tháo dựa vào gì để có thể thu phục được lòng dân?

Thứ ba, việc Tào Tháo tự xưng mình làm hoàng đế là điều hoàn toàn không cần thiết. Bởi dẫu sao hoàng đế nhà Đông Hán lúc bấy giờ cũng chỉ là bù nhìn, hữu danh vô thực, còn Tào Tháo lại nắm thực quyền trong triều. Thay vào việc lên ngôi hoàng đế, Tào Tháo tập trung sức lực vào việc chinh phạt Thục Hán và Đông Ngô, từ đó thống nhất thiên hạ.

Khi Tôn Quyền dâng biểu mong muốn Tào Tháo lên ngôi hoàng đế, Tào Tháo từng nói về việc xưng đế rằng: "Nhược bằng thiên mệnh chỉ cho ta làm một Chu Văn Vương mà thôi".

Câu trả lời cho thấy sự khôn ngoan nhưng cũng đầy ẩn ý của Tào Tháo. Bản thân vị quân chủ này nói rõ việc mình không có ý chiếm ngôi hoàng đế, nhưng đồng thời cũng không loại trừ khả năng rằng con cháu của ông sau này có thể trở thành hoàng đế và thay đổi triều đại. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng tính toán của Tào Tháo trong thực tế sau này đã đúng. Bởi con trai ông là Tào Phi quả nhiên đã thuận lợi lên làm hoàng đế.

Xem xét kỹ lưỡng tình hình thực tế, cùng với nhãn quan chính trị nhạy bén, chính vì vậy Tào Tháo không tự xưng làm hoàng đế để tránh những rắc rối ở cả bên trong và bên ngoài. Ông từng bước gây dựng thế lực, tạo nền tảng to lớn cho con trai là Tào Phi sau này lập nên nhà Tào Ngụy.

Tuy nhiên, Tào Tháo tuy không có ý định lên ngôi và xưng hoàng đế nhưng lại có ý định để con cháu tự xưng hoàng đế. Tại sao Tào Tháo lại nói: “Nếu số phận cho ta, ta sẽ là Văn vương nhà Chu!” Là vì muốn con trai mình trở thành hoàng đế lập quốc giống như vua Ngô nhà Chu. Phải nói Tào Tháo đã có một nước đi xuất sắc và đã mở đường cho con cháu của mình trở thành hoàng đế.

Tóm lại, sau khi cân nhắc lợi hại, Tào Tháo quyết định không làm hoàng đế, đây là một sự cân nhắc rất cẩn thận và sáng suốt.

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tai-sao-tao-thao-khong-xung-hoang-de-ma-van-giu-chuc-te-tuong/20241113114155743