Tại sao tên lửa tầm xa K-77M được coi là 'kẻ thay đổi cuộc chơi'?

Tên lửa không đối không K-77M mới nhất của Nga, được coi là vũ khí 'thay đổi cuộc chơi', khi trang bị trên chiến đấu cơ tàng hình Su-57 của nước này.

Không quân Nga đã đưa tiêm kích thế hệ năm Su-57 đầu tiên vào biên chế vào tháng 12/2020 và dự kiến vào năm 2027, sẽ hoàn thành đưa 76 chiếc Su-57 vào biên chế, khi Kế hoạch hiện đại hóa quân đội Nga hiện tại hoàn thành.

Không quân Nga đã đưa tiêm kích thế hệ năm Su-57 đầu tiên vào biên chế vào tháng 12/2020 và dự kiến vào năm 2027, sẽ hoàn thành đưa 76 chiếc Su-57 vào biên chế, khi Kế hoạch hiện đại hóa quân đội Nga hiện tại hoàn thành.

Số chiến đấu cơ Su-57 hiện đang được coi là một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng khung máy bay đã được sử dụng để thử nghiệm một số vũ khí có công nghệ thế hệ thứ sáu, trong đó có tên lửa siêu thanh, trí tuệ nhân tạo (AI), không người lái.

Số chiến đấu cơ Su-57 hiện đang được coi là một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng khung máy bay đã được sử dụng để thử nghiệm một số vũ khí có công nghệ thế hệ thứ sáu, trong đó có tên lửa siêu thanh, trí tuệ nhân tạo (AI), không người lái.

Máy bay chiến đấu Su-57 cũng sẽ được trang bị động cơ Saturn-30 từ năm 2022, giúp nâng cao đáng kể hiệu suất bay cũng như tầm hoạt động của nó, vốn đã thuộc hàng cao nhất thế giới và rất phù hợp với các hoạt động tấn công tầm xa của Không quân Nga.

Máy bay chiến đấu Su-57 cũng sẽ được trang bị động cơ Saturn-30 từ năm 2022, giúp nâng cao đáng kể hiệu suất bay cũng như tầm hoạt động của nó, vốn đã thuộc hàng cao nhất thế giới và rất phù hợp với các hoạt động tấn công tầm xa của Không quân Nga.

Mặc dù có hiệu suất ấn tượng, nhưng tiềm năng của bất kỳ máy bay tiêm kích nào trong không chiến, đều phụ thuộc rất nhiều vào các loại tên lửa không đối không mà nó có thể sử dụng.

Mặc dù có hiệu suất ấn tượng, nhưng tiềm năng của bất kỳ máy bay tiêm kích nào trong không chiến, đều phụ thuộc rất nhiều vào các loại tên lửa không đối không mà nó có thể sử dụng.

Đối với Su-57 cũng vậy, khả năng đối đầu với các máy bay chiến đấu có ưu thế trên không mạnh nhất của đối phương sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng loại tên lửa không đối không mà nó được trang bị.

Đối với Su-57 cũng vậy, khả năng đối đầu với các máy bay chiến đấu có ưu thế trên không mạnh nhất của đối phương sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng loại tên lửa không đối không mà nó được trang bị.

Hầu hết các máy bay chiến đấu của Nga (bao gồm cả số Su-35 tiên tiến nhất hiện nay), đều sử dụng tên lửa không đối không tầm xa R-27; đây là biến thể dựa trên hiện đại hóa, dựa trên loại tên lửa được Liên Xô phát triển từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Hầu hết các máy bay chiến đấu của Nga (bao gồm cả số Su-35 tiên tiến nhất hiện nay), đều sử dụng tên lửa không đối không tầm xa R-27; đây là biến thể dựa trên hiện đại hóa, dựa trên loại tên lửa được Liên Xô phát triển từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

R-27 là loại tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường bằng radar bán chủ động Homing, được đánh giá tiên tiến nhất thế giới; nhưng khả năng của nó kém xa so với các tên lửa hiện đại sử dụng dẫn đường bằng radar chủ động như R-77 hay AIM-120C/D của Mỹ, Meteo của châu Âu, hoặc PL-15 của Trung Quốc.

R-27 là loại tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường bằng radar bán chủ động Homing, được đánh giá tiên tiến nhất thế giới; nhưng khả năng của nó kém xa so với các tên lửa hiện đại sử dụng dẫn đường bằng radar chủ động như R-77 hay AIM-120C/D của Mỹ, Meteo của châu Âu, hoặc PL-15 của Trung Quốc.

Khi Mỹ và châu Âu chuyển sang phát triển các thế hệ tên lửa mới có tính năng tốt hơn, Nga có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Do đó, một loại tên lửa không đối không tầm xa chuyên dụng mới là K-77M, đã được phát triển cho Su-57, nhằm mang lại lợi thế với các đối thủ cạnh tranh chính.

Khi Mỹ và châu Âu chuyển sang phát triển các thế hệ tên lửa mới có tính năng tốt hơn, Nga có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Do đó, một loại tên lửa không đối không tầm xa chuyên dụng mới là K-77M, đã được phát triển cho Su-57, nhằm mang lại lợi thế với các đối thủ cạnh tranh chính.

Với tầm bắn trên 190 km, đây không phải là loại tên lửa không đối không tầm xa nhất mà Nga đã phát triển; nhưng đánh giá chung, K-77M là tên lửa không đối không có cấu tạo phức tạp nhất, mà Nga từng chế tạo.

Với tầm bắn trên 190 km, đây không phải là loại tên lửa không đối không tầm xa nhất mà Nga đã phát triển; nhưng đánh giá chung, K-77M là tên lửa không đối không có cấu tạo phức tạp nhất, mà Nga từng chế tạo.

Tầm bắn của K-77M nằm giữa khoảng PL-15 của Trung Quốc (200-300km) và AIM-120D của Mỹ (160-180km), mang lại lợi thế về tầm bắn thoải mái so với các máy bay chiến đấu của phương Tây.

Tầm bắn của K-77M nằm giữa khoảng PL-15 của Trung Quốc (200-300km) và AIM-120D của Mỹ (160-180km), mang lại lợi thế về tầm bắn thoải mái so với các máy bay chiến đấu của phương Tây.

Đáng chú ý, K-77M cũng được cho là sử dụng radar AESA giống như PL-15 của Trung Quốc, nhưng không giống như AIM-120D, khiến nó khó bị gây nhiễu hơn và có khả năng khóa mục tiêu tốt hơn, ngay cả với máy bay tàng hình.

Đáng chú ý, K-77M cũng được cho là sử dụng radar AESA giống như PL-15 của Trung Quốc, nhưng không giống như AIM-120D, khiến nó khó bị gây nhiễu hơn và có khả năng khóa mục tiêu tốt hơn, ngay cả với máy bay tàng hình.

Trong khi các tên lửa tầm xa hơn của Nga được phát triển chủ yếu, để nhằm tiêu diệt các mục tiêu lớn và bay chậm, ít có khả năng né tránh như máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS), máy bay tiếp dầu, máy bay ném bom và vận tải; thì K-77M được tối ưu hóa để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ và nhanh ở tầm cực xa.

Trong khi các tên lửa tầm xa hơn của Nga được phát triển chủ yếu, để nhằm tiêu diệt các mục tiêu lớn và bay chậm, ít có khả năng né tránh như máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS), máy bay tiếp dầu, máy bay ném bom và vận tải; thì K-77M được tối ưu hóa để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ và nhanh ở tầm cực xa.

Có lẽ tính năng đáng chú ý nhất của thiết kế K-77M, là sử dụng hệ thống dẫn đường bằng ăng ten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn (APAA), gắn ở đầu của tên lửa; đây là chìa khóa để tăng độ chính xác của tên lửa và chống khả năng né tránh của máy bay chiến đấu đối phương.

Có lẽ tính năng đáng chú ý nhất của thiết kế K-77M, là sử dụng hệ thống dẫn đường bằng ăng ten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn (APAA), gắn ở đầu của tên lửa; đây là chìa khóa để tăng độ chính xác của tên lửa và chống khả năng né tránh của máy bay chiến đấu đối phương.

Với thiết kế radar như vậy, tên lửa sẽ khóa mục tiêu hiệu quả và do đó khắc phục được vấn đề “góc quét chết” của radar tên lửa. Từ lâu, phi công máy bay chiến đấu, đã có thể khai thác góc quét hạn chế của radar tên lửa, bằng cách ngoặt gấp để vượt ra ngoài tầm quan sát của radar tên lửa, nhằm thoát thân.

Với thiết kế radar như vậy, tên lửa sẽ khóa mục tiêu hiệu quả và do đó khắc phục được vấn đề “góc quét chết” của radar tên lửa. Từ lâu, phi công máy bay chiến đấu, đã có thể khai thác góc quét hạn chế của radar tên lửa, bằng cách ngoặt gấp để vượt ra ngoài tầm quan sát của radar tên lửa, nhằm thoát thân.

Hệ thống APAA của tên lửa K-77M đã giải quyết hiệu quả vấn đề này, vốn từ lâu đã trở thành nhược điểm chính của tên lửa không đối không tầm xa; điều này có thể khiến K-77M duy trì được “tầm bắn không thoát” dài nhất, so với bất kỳ tên lửa không đối không nào trên thế giới.

Hệ thống APAA của tên lửa K-77M đã giải quyết hiệu quả vấn đề này, vốn từ lâu đã trở thành nhược điểm chính của tên lửa không đối không tầm xa; điều này có thể khiến K-77M duy trì được “tầm bắn không thoát” dài nhất, so với bất kỳ tên lửa không đối không nào trên thế giới.

Hãng tin Nga RT đã giải thích về công nghệ APAA mà K-77M sử dụng như sau: “Một ăng-ten mảng pha hoạt động theo giai đoạn, bao gồm một số lượng lớn các ô hình nón, được lắp đặt dưới nắp che sóng vô tuyến trong suốt, trên mũi tên lửa.

Hãng tin Nga RT đã giải thích về công nghệ APAA mà K-77M sử dụng như sau: “Một ăng-ten mảng pha hoạt động theo giai đoạn, bao gồm một số lượng lớn các ô hình nón, được lắp đặt dưới nắp che sóng vô tuyến trong suốt, trên mũi tên lửa.

Mỗi ô chỉ như vậy sẽ nhận được một phần tín hiệu, nhưng sau khi được xử lý kỹ thuật số, thông tin từ tất cả các ô sẽ được tổng hợp thành “bức tranh toàn cảnh”, cho phép tên lửa K-77M phản ứng ngay lập tức khi mục tiêu rẽ ngoặt, khiến việc cơ động tránh của phi công là không thể”.

Mỗi ô chỉ như vậy sẽ nhận được một phần tín hiệu, nhưng sau khi được xử lý kỹ thuật số, thông tin từ tất cả các ô sẽ được tổng hợp thành “bức tranh toàn cảnh”, cho phép tên lửa K-77M phản ứng ngay lập tức khi mục tiêu rẽ ngoặt, khiến việc cơ động tránh của phi công là không thể”.

Ngoài máy bay Su-57, tên lửa K-77M có thể được sử dụng để trang bị cho các máy bay chiến đấu khác của Nga như Su-35, Su-30SM2 và Su-27SM3, tất cả những máy bay này đều có các cảm biến tương đối hiện đại, phù hợp để dẫn đường cho K-77M.

Ngoài máy bay Su-57, tên lửa K-77M có thể được sử dụng để trang bị cho các máy bay chiến đấu khác của Nga như Su-35, Su-30SM2 và Su-27SM3, tất cả những máy bay này đều có các cảm biến tương đối hiện đại, phù hợp để dẫn đường cho K-77M.

Tên lửa K-77M sẽ là chìa khóa để khôi phục một phần lợi thế tên lửa mà Nga có được trong những năm của Chiến tranh Lạnh và chuẩn bị cho Không quân Nga đối mặt với các mối đe dọa thế hệ tiếp theo, như tên lửa AIM-260 của Mỹ hiện đang được phát triển.

Tên lửa K-77M sẽ là chìa khóa để khôi phục một phần lợi thế tên lửa mà Nga có được trong những năm của Chiến tranh Lạnh và chuẩn bị cho Không quân Nga đối mặt với các mối đe dọa thế hệ tiếp theo, như tên lửa AIM-260 của Mỹ hiện đang được phát triển.

K-77M cũng có khả năng gia tăng đáng kể sự quan tâm của khách hàng nước ngoài đối với máy bay chiến đấu Nga, đặc biệt là Su-57. Tên lửa K-77M có thể được bán cho các nhà khai thác máy bay chiến đấu của Nga sản xuất như Trung Quốc hay Ấn Độ, hiện đang sử dụng những tên lửa R-77 cũ, có tính năng kém hơn. Nguồn ảnh: YDex.

K-77M cũng có khả năng gia tăng đáng kể sự quan tâm của khách hàng nước ngoài đối với máy bay chiến đấu Nga, đặc biệt là Su-57. Tên lửa K-77M có thể được bán cho các nhà khai thác máy bay chiến đấu của Nga sản xuất như Trung Quốc hay Ấn Độ, hiện đang sử dụng những tên lửa R-77 cũ, có tính năng kém hơn. Nguồn ảnh: YDex.

Cận cảnh tiêm kích Su-57 của lực lượng Không quân Vũ trụ Nga với khả năng bay cơ động cực cao. Nguồn: Iz.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-ten-lua-tam-xa-k-77m-duoc-coi-la-ke-thay-doi-cuoc-choi-1606898.html