Taliban cấm các thẩm mỹ viện dành cho phụ nữ ở Afghanistan
Người phát ngôn của chính quyền Taliban cho biết họ đang cấm các thẩm mỹ viện dành cho phụ nữ ở Afghanistan.
Đó là hạn chế mới nhất đối với quyền và tự do của phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan, sau các sắc lệnh cấm họ tiếp cận giáo dục, không gian công cộng và nhiều hình thức làm việc khác.
Người phát ngôn của Bộ Đức hạnh do Taliban điều hành, Mohammad Sidik Akif Mahajar, đã không cung cấp chi tiết về lệnh cấm. Ông chỉ xác nhận nội dung của một bức thư lan truyền trên mạng xã hội.
Nó được phát hành vài ngày sau khi Akhundzada tuyên bố rằng chính quyền của ông đã thực hiện các bước cần thiết để cải thiện cuộc sống của phụ nữ ở Afghanistan. Tuy nhiên, nNó đã vấp phải sự chỉ trích từ những người bảo vệ quyền con người và phụ nữ trên MXH.
Liên hợp quốc hôm thứ Ba cũng cho biết họ đã tham gia cùng chính quyền ở Afghanistan để đảo ngược lệnh cấm này. Phái bộ LHQ tại Afghanistan (UNAMA) đã kêu gọi trên Twitter rằng Taliban nền dừng sắc lệnh này.
UNAMA cho biết: “Hạn chế mới này đối với quyền của phụ nữ sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế và mâu thuẫn với sự ủng hộ đã nêu đối với tinh thần kinh doanh của phụ nữ”.
Trước đó, một chủ thẩm mỹ viện cho biết cô là trụ cột duy nhất của gia đình sau khi chồng cô qua đời trong một vụ đánh bom xe năm 2017. Cô ấy muốn được giấu tên thẩm mỹ viện của mình vì sợ bị trả thù.
Cô cho biết mỗi ngày có từ 8 đến 12 phụ nữ ghé thăm tiệm tóc ở Kabul của cô. Cô nói: “Ngày qua ngày, Taliban càng đang áp đặt những hạn chế đối với phụ nữ. Tại sao họ chỉ nhắm vào phụ nữ? Chúng ta không phải là con người sao? Chúng tôi không có quyền làm việc hay sinh sống sao?”.
Bất chấp những lời hứa ban đầu về một chế độ ôn hòa hơn so với thời kỳ cầm quyền trước đây của họ vào những năm 1990, Taliban đã áp đặt các biện pháp khắc nghiệt kể từ khi chiếm Afghanistan vào tháng 8 năm 2021 khi các lực lượng của Mỹ và NATO rút quân.
Họ đã cấm phụ nữ đến các không gian công cộng, như công viên và phòng tập thể dục, đồng thời đàn áp các quyền tự do truyền thông. Các biện pháp này đã gây ra làn sóng phản đối dữ dội trên toàn thế giới, làm gia tăng tình trạng cô lập của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu và khủng hoảng nhân đạo gia tăng ở quốc gia này.
Mai Anh (theo AP)