Tâm huyết góp ý để Đảng mạnh, dân giàu

LTS: Cùng với ghi nhận, đánh giá cao tinh thần và kết quả làm việc tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII của Đảng, nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng còn mạnh dạn đề xuất ý tưởng, giải pháp lãnh đạo, với mong muốn góp phần sớm đưa các nghị quyết, kết luận của Trung ương vào cuộc sống.

Đồng chí NGUYỄN ĐẠI DƯƠNG, Phòng Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ:

Xây dựng đảng từ cơ sở - vấn đề sống còn của Đảng

Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII lần này đề cập đến nhiều vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong công tác xây dựng đảng hiện nay. Một trong những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm đó là xây dựng đảng từ cơ sở. Vì sao vấn đề này lại được dư luận quan tâm?

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị.

Theo tôi có hai lý do: Một là lịch sử xây dựng đảng ta thời gian qua đã khẳng định, sự nghiệp cách mạng thành công hay thất bại, đường lối, chủ trương của đảng có đi vào cuộc sống hay không đều có vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức đảng cơ sở. Bởi tổ chức đảng cơ sở là bộ phận gần dân, hiểu dân nhất. Đảng mạnh là nhờ có chi bộ tốt, chi bộ tốt là nhờ có các cán bộ, đảng viên tốt, nhắc lại vấn đề này để thấy rằng, vì có vai trò quan trọng quyết định, sống còn như vậy nên các cấp cần phải đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao năng lực lãnh đạo cũng như sức chiến đấu cho các tổ chức đảng cơ sở, đó cũng là cách để củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Thế nhưng hiện nay, hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Đây là lý do thứ hai mà thời gian qua dư luận rất băn khoăn, trăn trở. Hệ thống chính trị đảng ta lâu nay được ví như một cái cây, “gốc có vững cây mới bền”, rễ phải bám vào dân nhiều và sâu hơn. Thế nhưng thực hiện chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, một bộ phận cán bộ gốc rễ gần dân nhất lại bị cắt giảm nhiều nhất; đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

Trong khi đó, theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24-4-2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì các vị trí trưởng đoàn thể ở thôn, bản đều không được hưởng phụ cấp. Vấn đề này đang thực sự gây áp lực về tài chính lên chính các địa phương vì đối tượng này hoạt động vẫn hiệu quả và khó có thể cắt bỏ, nhiều địa phương đã phải dùng cơ chế khoán quỹ phụ cấp để “bồi dưỡng” cho họ, đồng thời khuyến khích cán bộ không chuyên trách cấp xã kiêm nhiệm để chế độ được nâng lên. Thế nhưng, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Tôi kỳ vọng sau Hội nghị Trung ương 5, các cấp ủy, cơ quan chức năng sẽ quyết liệt vào cuộc, khảo sát thực tiễn để đưa ra các phương án, giải pháp thấu tình, đạt lý.

----------------------------

Đồng chí NGUYỄN ĐẠI DƯƠNG, Phòng Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ:

Xây dựng đảng từ cơ sở - vấn đề sống còn của Đảng

Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII lần này đề cập đến nhiều vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong công tác xây dựng đảng hiện nay. Một trong những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm đó là xây dựng đảng từ cơ sở. Vì sao vấn đề này lại được dư luận quan tâm?

Theo tôi có hai lý do: Một là lịch sử xây dựng đảng ta thời gian qua đã khẳng định, sự nghiệp cách mạng thành công hay thất bại, đường lối, chủ trương của đảng có đi vào cuộc sống hay không đều có vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức đảng cơ sở. Bởi tổ chức đảng cơ sở là bộ phận gần dân, hiểu dân nhất. Đảng mạnh là nhờ có chi bộ tốt, chi bộ tốt là nhờ có các cán bộ, đảng viên tốt, nhắc lại vấn đề này để thấy rằng, vì có vai trò quan trọng quyết định, sống còn như vậy nên các cấp cần phải đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao năng lực lãnh đạo cũng như sức chiến đấu cho các tổ chức đảng cơ sở, đó cũng là cách để củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Thế nhưng hiện nay, hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Đây là lý do thứ hai mà thời gian qua dư luận rất băn khoăn, trăn trở. Hệ thống chính trị đảng ta lâu nay được ví như một cái cây, “gốc có vững cây mới bền”, rễ phải bám vào dân nhiều và sâu hơn. Thế nhưng thực hiện chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, một bộ phận cán bộ gốc rễ gần dân nhất lại bị cắt giảm nhiều nhất; đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

Trong khi đó, theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24-4-2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì các vị trí trưởng đoàn thể ở thôn, bản đều không được hưởng phụ cấp. Vấn đề này đang thực sự gây áp lực về tài chính lên chính các địa phương vì đối tượng này hoạt động vẫn hiệu quả và khó có thể cắt bỏ, nhiều địa phương đã phải dùng cơ chế khoán quỹ phụ cấp để “bồi dưỡng” cho họ, đồng thời khuyến khích cán bộ không chuyên trách cấp xã kiêm nhiệm để chế độ được nâng lên. Thế nhưng, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Tôi kỳ vọng sau Hội nghị Trung ương 5, các cấp ủy, cơ quan chức năng sẽ quyết liệt vào cuộc, khảo sát thực tiễn để đưa ra các phương án, giải pháp thấu tình, đạt lý.

----------------------------

Thạc sĩ TRẦN HOÀI NAM, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Sơn La:

Phát triển đảng viên với phương châm “quý hồ tinh bất quý hồ đa”

Những ngày qua, cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La thật sự vui mừng trước thành công Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII của Đảng, với những nội dung rất quan trọng được các đồng chí Ủy viên Trung ương thảo luận, quyết nghị, mang đến niềm tin và kỳ vọng vào những chuyển biến rõ nét trong công tác lãnh đạo triển khai trên thực tế.

Một trong những nội dung được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Sơn La rất quan tâm tại hội nghị lần này là về vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Về nội dung này, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, cần coi trọng chất lượng phát triển đảng viên, với phương châm “quý hồ tinh bất quý hồ đa” và tôi rất tâm đắc với quan điểm này. Tôi kỳ vọng, sau hội nghị, công tác phát triển đảng sẽ thực sự có nhiều chuyển biến căn bản về chất, khắc phục được tình trạng chạy theo số lượng, theo chỉ tiêu như hiện nay ở một số nơi.

Đặc biệt, tôi mong rằng Trung ương, các cấp, các ngành tiếp tục có thêm những cơ chế, chính sách mới để xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo thật sự vững mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số (DTTS).

Thực tế ở các tỉnh miền núi, biên giới, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, đội ngũ đảng viên là người DTTS đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ sở. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nên không nhiều người được học tập đến nơi đến chốn. Trong khi đó, việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác, nghiệp vụ quản lý nhà nước cho các đối tượng này còn tương đối hạn chế. Nhiều người khi thực hiện nhiệm vụ phần lớn dựa vào kinh nghiệm và lợi thế là người địa phương nên hiệu quả công việc chưa cao; việc nắm bắt, tuyên truyền và triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ sở còn nhiều hạn chế.

Tôi đề nghị các cấp, ngành, địa phương cần hết sức chú trọng nâng cao chất lượng đảng viên mới người DTTS cả về trình độ chuyên môn và nhận thức chính trị. Như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “phải thực sự là những quần chúng ưu tú không chỉ về năng lực công tác mà phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, có động cơ trong sáng”.

----------------------------

Trung tá PHÙNG ĐỨC TIẾN, Chính ủy Trung đoàn 274 (Sư đoàn 377, Quân chủng Phòng không, Không quân):

Để người thu nhập thấp tiếp cận gần hơn về nhà ở

Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII đó là đề xuất các chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai. Có thể thấy, đến thời điểm hiện tại, “cơn sốt đất” vẫn diễn ra ở không ít địa phương trên cả nước. Khó có thể hình dung được khi giá trị thực tế sử dụng của các loại hình đất ở, đất nông nghiệp lại vượt rất xa với mức thu nhập bình quân của người dân, nhất là ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Rất nhiều nơi “đất trắng” diễn ra trong thời gian dài, trong khi đó, không ít người dân lại gặp nhiều khó khăn về nhà ở và đất sản xuất. Đơn cử như với thu nhập hiện nay của một cán bộ cấp trung đoàn trong quân đội (đóng quân tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) thì phải tiết kiệm, tằn tiện chi tiêu trong 15 năm may ra mới mua được một mảnh đất nhỏ, còn làm nhà ở thì phải cần thêm thời gian tích lũy.

Để xảy ra tình trạng này có nhiều nguyên nhân như nạn đầu cơ, “lách luật”, “tham nhũng chính sách” hay lỗ hổng trong lĩnh vực quản lý đất đai... Chính vì vậy, tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập: “Cần thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, tập trung làm rõ: Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng? Vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp? Vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro?...

Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong nghị quyết và bất cập của Luật Đất đai năm 2013? Đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn?...”.

Tôi cho rằng việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai được Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII đưa ra thảo luận, đề xuất các chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai sẽ là cơ sở để ngăn chặn những tồn tại còn bức xúc trong xã hội, để đất đai trở về đúng nghĩa là “mẹ của của cải vật chất”, để người dân có thu nhập thấp được tiếp cận gần hơn với các chính sách về nhà ở, đất đai, góp phần tạo sự đồng thuận, ổn định xã hội.

-----------------------------

Đồng chí NGÔ KHẮC THÀNH, Phó trưởng ban Văn hóa-Xã hội, HĐND tỉnh Thái Bình:

Phát huy tinh thần kiểm điểm, tự phê bình và phê bình

Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã quyết nghị nhiều vấn đề rất quan trọng. Qua theo dõi, tôi đặc biệt quan tâm đến nội dung kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021, gắn với thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Đề cập đến nội dung này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình lần này được thực hiện nghiêm túc, bài bản, theo quy chế, quy trình từng bước hợp lý. Các báo cáo kiểm điểm đều được chuẩn bị theo đúng quy định, hướng dẫn. Không khí kiểm điểm theo tinh thần tự phê bình, phê bình một cách nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ, đoàn kết, chân tình. Các đồng chí được góp ý đã tiếp thu nghiêm túc, cầu thị, coi đây như là cơ hội quý để học tập, hoàn thiện bản thân và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.

Đông đảo cán bộ, đảng viên chúng tôi rất phấn khởi khi biết được trong quá trình kiểm điểm, từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã liên hệ đến trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực được phân công; thấy rõ những ưu điểm để phát huy, nhận ra những khuyết điểm, hạn chế để khắc phục. Việc kiểm điểm như trên đã phát huy được trách nhiệm nêu gương của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo đúng các quy định của Trung ương. Chính vì vậy, Trung ương đánh giá cao sự chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm hết sức nghiêm túc, trách nhiệm, gương mẫu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hoàn toàn đồng tình, nhất trí cao với báo cáo, đặc biệt là những bài học kinh nghiệm dẫn đến thành công của năm 2021.

Từ trước đến nay, việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình được Đảng ta hết sức coi trọng. Đặc biệt, đối với những đồng chí giữ chức vụ càng cao thì càng phải nghiêm túc nêu gương tự kiểm điểm, tự phê bình. Tinh thần này cần được sớm trao đi đến mọi tổ chức đảng, nhất là ở cấp chi bộ để tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, quyết liệt và thực chất. Đó là cách làm cho mỗi tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, góp phần củng cố niềm tin của Đảng viên và nhân dân đối với Đảng.

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/tam-huyet-gop-y-de-dang-manh-dan-giau-694259