Bảo vật quốc gia - Trống đồng Sao Vàng là hiện vật nổi bật trong trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn". Nền văn hóa Đông Sơn có niên đại khoảng từ thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 1-2 TCN, được biết đến vào năm 1924, khi các nhà khảo cổ học tìm thấy một nhóm đồ đồng cổ tại làng Đông Sơn, nay thuộc phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa.
Di vật của văn hóa Đông Sơn hết sức phong phú, đa dạng và độc đáo, mang tính thẩm mỹ cao, được làm từ nhiều chất liệu như đồng, sắt, gốm, thủy tinh, gỗ, đá… song nổi trội hơn cả là bộ sưu tập hiện vật đồng thau. Ảnh: Thạp đồng Đông Sơn, niên đại thế kỷ 2-1 TCN.
Theo chức năng sử dụng, chúng thuộc nhiều sưu tập khác nhau như công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, nhạc khí, đồ trang sức, nghệ thuật và đồ minh khí. Những sưu tập này đã góp phần tạo nên diện mạo phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn... Ảnh: Rìu đồng Đông Sơn, thế kỷ 2-1 TCN.
Các loại dao găm Đông Sơn, niên đại thế kỷ 2-1 TCN.
Đèn có chân tượng voi, phát hiện tại Làng Vạc, Nghệ An, niên đại thế kỷ 2-1 TCN.
Đèn có chân tượng người quỳ, niên đại thế kỷ 2-1 TCN.
Chuông đồng Đông Sơn, niên đại thế kỷ 2-1 TCN.
Móc đeo thắt lưng bằng đồng hình ếch, niên đại thế kỷ 2-1 TCN.
Trâm cài đầu bằng đồng, niên đại thế kỷ 2-1 TCN.
Trống đồng Đông Sơn, sưu tầm tại Gia Viễn, Ninh Bình, niên đại thế kỷ 2-1 TCN.
Trống đồng minh khí, niên đại thế kỷ 2-1 TCN.
Mảnh khuôn đúc trống đồng bằng đất nung, khai quật tại di tích Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh, niên đại thế kỷ 3-4.
Xỉ đồng, một phụ phẩm của quá trình đúc trống đồng, khai quật tại di tích Luy Lâu, niên đại thế kỷ 3-4.
Chiếc trống đồng được phục dựng trên cơ sở các khuôn đúc được tìm thấy ở di tích Luy Lâu. Trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn" sẽ diễn ra đến tháng 4/2024.
Quốc Lê