Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh
Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy vừa ban hành Chỉ thị số 60-CT/TU ngày 3/7/2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN được tỉnh quan tâm. Ảnh: Đại diện Hội đồng giáo dục Quốc phòng an ninh tỉnh trao chứng chỉ hoàn thành khóa học cho các học viên có thành tích xuất sắc. Ảnh: T.L
Thời gian qua, công tác giáo dục QP-AN đã được các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh tập trung lãnh đạo thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, từng bước đi vào nền nếp. Thường xuyên đổi mới nội dung, xây dựng hệ thống các chuyên đề phù hợp với đối tượng; bổ sung những chuyên đề mới từ thực tiễn đang đặt ra về xây dựng và đấu tranh quốc phòng, giữ gìn ANCT- TTATXH. Hội đồng Giáo dục quốc phòng được củng cố và kiện toàn, phát huy tốt trách nhiệm làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục QP-AN. Công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng được các cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng nội dung chương trình; đối tượng được mở rộng. Thông qua giáo dục quốc phòng và bồi dưỡng kiến thức QP-AN đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về nhận thức và trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận QPTD với thế trận an ninh nhân dân (ANND) trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nền nếp, hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế đó là: Một số cấp ủy, chính quyền đặc biệt là cơ sở chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư đúng mức cho công tác này; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể với cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục QP-AN các cấp trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục QP-AN còn hạn chế; đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn về giáo dục QP-AN còn ít; việc tổ chức rà soát, nắm đối tượng ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thường xuyên; ý thức học tập của một số cán bộ, đảng viên còn thiếu tự giác, chất lượng học tập chưa cao. Công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục QP-AN cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa thường xuyên, liên tục,…
Để khắc phục những hạn chế nêu trên; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục QP-AN trên địa bàn tỉnh, BTV Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, MTTQ và các đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục QP-AN, đặc biệt là: Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục QP-AN trong tình hình mới; Quy định số 07-QĐ/BTCTW, ngày 16/4/2008 của Ban Tổ chức Trung ương về tiêu chuẩn kiến thức QP-AN cho cán bộ, đảng viên; Luật Giáo dục QP-AN; Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục QP-AN,... Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với nhiệm vụ giáo dục QP-AN; công tác giáo dục QP-AN phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và vai trò tham mưu của các sở, ban, ngành mà nòng cốt là Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh,… Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, hội đồng giáo dục quốc phòng, an ninh các cấp. Thực hiện tốt cơ chế này giúp nâng cao chất lượng công tác giáo dục QP-AN, góp phần xây dựng nền QPTD vững mạnh, xây dựng thế trận QPTD vững chắc gắn với thế trận ANND.
2. Quan tâm xây dựng, kiện toàn, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên giáo dục QP-AN, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp; đổi mới nội dung, xây dựng hệ thống các chuyên đề phù hợp với đối tượng, cắt bỏ những nội dung đã cũ, trùng lặp; bổ sung những chuyên đề mới từ thực tiễn đang đặt ra về xây dựng và đấu tranh quốc phòng, giữ gìn ANCT, TTATXH trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên rà soát các đối tượng thuộc diện bồi dưỡng kiến thức QPAN, nhất là sau đại hội Đảng các cấp; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng theo quy định. Quan tâm bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đối tượng là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, chức sắc, chức việc tôn giáo và chủ hộ gia đình giáo dân, hội viên các hội. Chú trọng giáo dục các quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền QPTD và ANND vững mạnh toàn diện, giúp cho người học có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền QPTD gắn với ANND, thấy rõ trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ QP-AN, kiên quyết đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
3. Thường xuyên rà soát, kiện toàn Hội đồng Giáo dục quốc phòng đảm bảo đúng chức danh, đủ thành phần theo quy định của Luật Giáo dục QP-AN, góp phần thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục QP-AN. Xây dựng, bổ sung quy chế, chương trình, kế hoạch hoạt động sát với tình hình thực tiễn; chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá đúng thực tế, không chạy theo thành tích. Thông qua kiểm tra, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những nhân tố điển hình tiên tiến trong giáo dục QP-AN; có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, giải quyết dứt điểm vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện.
4. Cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, sở, ngành liên quan tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các nhà trường triển khai, thực hiện nghiêm túc môn học giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên theo đúng nội dung, chương trình, giáo trình ban hành; kiểm tra đánh giá kết quả học tập, cấp chứng chỉ theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện tốt việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục QP-AN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm việc liên kết giáo dục QP-AN theo đúng Thông tư liên tịch số 123/2015/TT-BQP-BGD&ĐT-BLĐTBXH ngày 05/11/2015 của Bộ Quốc phòng, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH.
5. Phát huy hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ QP-AN; âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch,… Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức QP-AN cho Nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, phương pháp linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn, để người dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
6. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho các cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục QP-AN từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã; quan tâm bảo đảm kinh phí cho hoạt 4 động của Hội đồng Giáo dục QP-AN các cấp, hỗ trợ một phần kinh phí cho các đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, giáo dục, tuyên truyên, phổ biến kiến thức QP-AN theo kế hoạch hằng năm.
7. Căn cứ Chỉ thị này, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả.
Giao Đảng ủy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Công an tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan tham mưu giúp BTV Tỉnh ủy theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện chỉ thị; định kỳ báo cáo và tham mưu giúp BTV Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết theo quy định.