Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài.

Hội nghị nhằm tăng cường sự hiểu biết, quan tâm của đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương trong tuyên truyền nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam. (Ảnh: Xuân Sơn)

Hội nghị nhằm tăng cường sự hiểu biết, quan tâm của đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương trong tuyên truyền nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam. (Ảnh: Xuân Sơn)

Tham dự Hội nghị có ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông, bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc phụ trách Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, cùng các báo cáo viên và phóng viên, biên tập viên báo, đài.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, nhiều năm qua, Vụ đã phối hợp chặt chẽ với Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, cùng sự hợp tác tích cực của các cơ quan báo chí nhằm phát huy lợi thế của công tác truyền thông, định hướng thông tin, phổ cập nhanh và rộng, góp phần thúc đẩy tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống tác hại thuốc lá.

Hiện tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam đang gia tăng, nhất là giới trẻ, học sinh, sinh viên có tình trạng lợi dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để lưu hành, sử dụng ma túy trái phép. Trong quý I năm 2024, công an cả nước đã phát hiện, xử lý 111 vụ, 152 đối tượng liên quan tới thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó có 33 vụ với 73 đối tượng bị khởi tố do phạm tội ma túy.

Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc. (Ảnh: Xuân Sơn)

Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc. (Ảnh: Xuân Sơn)

Trình bày về chủ đề “Thuế thuốc lá - giải pháp hiệu quả giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá”, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế cho biết, sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm. Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh (ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản).

Nghiên cứu mới đây cho thấy chi phí kinh tế hàng năm cho việc sử dụng thuốc lá ở Việt Nam ước tính lên tới 108 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP (năm 2022). Con số này lớn hơn gấp 5 lần so với đóng góp của nguồn thu thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia.

Thuế và giá thuốc lá ở Việt Nam hiện ở mức thấp so với các quốc gia trên thế giới và mặt bằng chung của các nước trong khu vực. Theo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 số 70/2014/QH13, hiện Việt Nam đang áp dụng tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo tỷ lệ là 75% và giá tính thuế là giá xuất xưởng. Tỷ lệ thuế thuốc lá tính theo giá bán lẻ (bao gồm TTĐB và giá trị gia tăng) chỉ chiếm 38.8% theo báo cáo của WHO năm 2023.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế trình bày về chủ đề “Thuế thuốc lá - giải pháp hiệu quả giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá”. (Ảnh: Xuân Sơn)

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế trình bày về chủ đề “Thuế thuốc lá - giải pháp hiệu quả giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá”. (Ảnh: Xuân Sơn)

Thuyết trình về “Thuế thuốc lá ở Việt Nam: sự cần thiết tăng thuế, đánh giá các phương án thuế, kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị của WHO”, ông Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia phòng chống tác hại thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay, kinh nghiệm cải cách thuế thuốc lá ở Thái Lan và Philippines cho thấy, áp thuế mức cao và tăng thuế thuốc lá đều đặn đã giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm tiêu dùng thuốc lá trong cộng đồng và giúp tăng doanh số thu thuế từ thuốc lá.

Để đạt được hiệu quả giảm tiêu dùng thuốc lá, WHO khuyến cáo cần bổ sung thuế tuyệt đối (để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp) với mức đủ lớn và tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập và dần hướng tới mức thuế tối ưu là chiếm 75% giá bán lẻ để góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Ông Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia phòng chống tác hại thuốc lá của WHO thuyết trình về “Thuế thuốc lá ở Việt Nam: sự cần thiết tăng thuế, đánh giá các phương án thuế, kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị của WHO”. (Ảnh: Xuân Sơn)

Ông Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia phòng chống tác hại thuốc lá của WHO thuyết trình về “Thuế thuốc lá ở Việt Nam: sự cần thiết tăng thuế, đánh giá các phương án thuế, kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị của WHO”. (Ảnh: Xuân Sơn)

Trong chủ đề “Tăng thuế thuốc lá và mối liên quan với tình trạng buôn lậu, việc làm”, ông Nguyễn Ngọc Anh, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển, nhấn mạnh thuốc lá lậu có giá cao hơn đáng kể so với thuốc lá hợp pháp. Mức chênh lệch này cao hơn rõ rệt ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc, mặc dù đây là những tỉnh có tỷ lệ thuốc lá lậu thấp nhất.

Ông Nguyễn Ngọc Anh khẳng định thuế đánh vào thuốc lá là một công cụ chính sách đặc biệt đem lại lợi ích kép, vừa làm giảm tiêu dùng thuốc lá, cải thiện sức khỏe người dân, tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh liên quan đến thuốc lá, vừa làm tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển trình bày chủ đề “Tăng thuế thuốc lá và mối liên quan với tình trạng buôn lậu, việc làm". (Ảnh: Xuân Sơn)

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển trình bày chủ đề “Tăng thuế thuốc lá và mối liên quan với tình trạng buôn lậu, việc làm". (Ảnh: Xuân Sơn)

Về “Vai trò của thuế TTĐB thuốc lá trong phát triển kinh tế xã hội bền vững”, ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ hoặc không được khuyến khích tiêu dùng, qua đó thực hiện điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Việt Nam cần vững tin rằng tăng thuế TTĐB là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em.

Ông Nguyễn Anh Dương đề xuất, Việt Nam cần cân nhắc tích cực việc chuyển sang áp dụng cơ chế thuế TTĐB hỗn hợp đối với thuốc lá; rà soát, nâng cao hiệu quả truyền thông về yêu cầu tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững; tăng cường tham vấn các tổ chức quốc tế và các chuyên gia trong, ngoài nước về triển khai chính sách thuế đối với thuốc lá nói chung và thuế TTĐB đối với thuốc lá nói riêng gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương trình bày về “Vai trò của thuế TTĐB thuốc lá trong phát triển kinh tế xã hội bền vững”. (Ảnh: Xuân Sơn)

Ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương trình bày về “Vai trò của thuế TTĐB thuốc lá trong phát triển kinh tế xã hội bền vững”. (Ảnh: Xuân Sơn)

Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam, ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh hai thách thức trong việc đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong cộng đồng gồm nhận thức của người tiêu dùng và xây dựng lộ trình thuế, đặc biệt là thuế TTĐB với thuốc lá để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên.

Về giải pháp nâng cao nhận thức giới trẻ về phòng chống tác hại thuốc lá, ông Nguyễn Anh Dương khẳng định chúng ta phải tăng cường phổ biến các kết quả nghiên cứu về chi phí kinh tế, hệ lụy y tế của thuốc lá với thanh niên và cộng đồng, cũng như cập nhật các chương trình phát triền bền vững.

Xuân Sơn

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/tang-thue-thuoc-la-chia-khoa-bao-ve-suc-kho-e-nguo-i-dan-viet-nam-294515.html