Tào Tháo không những không giết Hán Hiến Đế mà còn gả con gái của mình cho ông, rốt cuộc là có ý gì?
Tào Tháo vốn rất muốn diệt trừ Hán Hiến Đế nhưng lại chẳng có cách nào nên đành gả con gái mình đi. Đây hoàn toàn nằm trong tính toán vô cùng gian manh của ông.
Những năm cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, quân Hoàng Cân (thổ phỉ) nổi dậy, chư hầu tranh giành đấu đá lẫn nhau, bách tính lầm than. Có thể nói những năm cuối Đông Hán là một trong những thời đại hỗn loạn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hán Linh Đế là một ông vua vô dụng, khi ấy Hà Hoàng Hậu và em trai Hà Tiến cầm quyền triều chính, chuyện gì Hà Tiến cũng đều chen chân vào. Vương Mỹ Nhân là mẫu thân của Hán Hiến Đế Lưu Hiệp sau này cũng cực kỳ sợ Hà Hoàng Hậu, nhưng Hà Hoàng Hậu lại không vì “ngươi sợ ta, nhẫn nhịn ta mà ta tha cho ngươi”, sau khi Vương Mỹ Nhân hạ sinh hoàng tử Lưu Hiệp, Hà Hoàng Hậu đã hạ độc hại chết Vương Mỹ Nhân.
Hán Linh Đế cũng không có cách gì, không đấu lại được hai chị em nhà họ Hà, chỉ đành đưa Lưu Hiệp tới cho Đổng Thái Hậu nuôi dưỡng nhằm bảo toàn mạng sống cho Lưu Hiệp, nếu không cũng sẽ bị hai chị em họ hại chết. Sau này, Hán Linh Đế chỉ có thể lập con trai của Hà Hoàng Hậu là Lưu Biện làm Thái tử, sau khi ông qua đời, Lưu Biện kế vị, khi ấy xưng là Hán Thiếu Đế. Ai cũng biết đây chỉ là một vị vua bù nhìn, tuổi còn nhỏ, không có thực quyền, quyền lực đều nằm trong tay Hà Hoàng Hậu và em trai Hà Tiến.
Sau này có loạn hoạn quan, Hà Tiến đưa Đổng Trác vào cung, không ngờ là Đổng Trác còn vô lý hơn, trực tiếp phế bỏ Hán Thiếu Đế, lập Lưu Hiệp làm hoàng đế, tức Hán Hiến Đế trong lịch sử, cũng là một vị vua bù nhìn. Đổng Trác còn quá đáng hơn cả Hà Tiến, không chỉ làm lũng loạn triều chính, còn làm loạn hậu cung, khiến triều thần bất mãn. Đổng Trác bị triều thần lập kế giết hại, nhưng dưới trướng Đổng trác có hai người không ngờ lại hợp sức lại khiến Hán Hiến Đế thất thế.
Lý Thôi và Quách Dĩ để kiểm soát triều chính, công kích lẫn nhau, lúc này quân phạt khắp nơi nổi dậy, dùng danh nghĩa khôi phục Hán Thất, đánh bại hai người họ. Họ lại ép buộc hoàng đế đi lang thang khắp nơi, không ngờ Tào Tháo lại là một trong số những người của phái “cứu hoàng”. Ông dùng danh nghĩa cứu Hán Hiến Đế, thực ra là muốn ép Hán Hiến Đế tới Hứa Xương. Hán Hiến Đế khi ấy không còn cách nào khác, chỉ có thể mặc nhận cách làm của Tào Tháo.
Hán Hiến Đế từng muốn phản kháng, nhưng cũng chỉ là sự kiện chiêu thư bí mật trong túi áo. Sau này bị Tào Tháo phát hiện, Tào Tháo giết hết các thành viên tham gia vào như Ngô Thạc, Vương Tử Phục, Lưu Bị, Ngô Tử Lan, Đổng Thừa, Đổng Quý Phi và cả đứa con trong bụng của bà. Lưu Bị khi ấy cũng tham gia vào chuyện này, nhưng Lưu Bị chuồn nhanh, không bị Tào Tháo bắt được nên trốn thoát thuận lợi. Nếu không thì đã không có câu chuyện thiên hạ chia thành 3 phần như sau này.
Nhưng Tào Tháo cũng không giết Hán Hiến Đế, không giết không có nghĩa là không muốn giết, thực ra Tào Tháo cũng rất muốn làm như vậy, nhưng Tào Tháo là người thông minh, giữa việc giết và không giết, ông đã lựa chọn không giết. Vì ông biết nếu giết Hán Hiến Đế thì chư hầu trong thiên hạ sẽ không nghe ông chỉ huy nữa, ông không ứng phó nổi. Tào Tháo đã có ý định khác từ lâu, ông không thể để Hán Thất khôi phục thế lực như trước.
Sau khi ông qua đời, Tào Phi kế vị, ban đầu Tào Phi cũng không tranh quyền đoạt vị một cách trắng trợn. Tại sao? Vì Tào Tháo đã để lại họa căn từ trước, tức là đem con gái của mình gả cho Hán Hiến Đế, pha loãng quyền uy của Hán Thất dựa vào huyết thống. Điều này khiến Hán Hiến Đế vô cùng bất lực, biết rõ rằng Tào Tháo là Hán tặc, nhưng lại chỉ có thể sinh con với con gái của hắn. Sau này, Tào Phi trực tiếp đạp đổ tấm biển trinh tiết, ép Hán Hiến Đế thoái vị, còn mình đứng lên thay thế, lấy tên Tào Ngụy.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.