Cách thị trấn A Lưới 3 km nằm phía Bắc, thác A Nôr không chỉ là điểm du lịch sinh thái mà còn là mạch nguồn của truyền thống cách mạng và giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tắm suối là một nét văn hóa gắn liền với cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên dãy Trường Sơn nói chung và đồng bào dân tộc Pa Cô nói riêng.
Cứ mỗi buổi chiều, sau một ngày lao động mệt nhọc, các chàng trai, cô gái Pa Cô lại rủ nhau ra bờ suối trò chuyện, trao nhau những làn điệu giao duyện ngọt ngào, sâu lắng.
Bên dòng suối A Nôr xanh mát cùng khung cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ là nơi mà họ trao gửi tình cảm yêu thương chân thành, trong sáng thuần khiết như chính dòng nước Thác A Nôr vậy.
Được đắm mình dưới làn nước trong xanh mát rượi, dưới ánh chiều vàng cùng với trang phục quấn ngang ngực, các cô gái miền sơn cước vô tình để lộ bờ vai trần nõn nà, nhìn xa trông như những nàng tiên bên thác xinh tươi rạng rỡ….
Từ xa xưa, người Pa Cô đã chọn nơi cư trú gần nguồn nước, dòng sông, con suối để thuận lợi cho việc sinh hoạt, phát nương làm rẫy và săn bắt cá, tôm.
Ngày xưa, chưa có lưới chài, người Pa Cô tự đan vợt để xúc tôm, cá.
Ngoài dùng vợt để xúc cá, người Pa Cô nói riêng và đồng bào miền núi ở dãy Trường Sơn nói chung dùng tay không để bắt cá
Khi chiều buông cũng là lúc các chị tới đầu nguồn, tập trung tắm rửa, làm sạch tôm cá vừa bắt được và trở về nhà lo cơm tối cho gia đình./.
Vơnich Oang/VOV-Miền Trung