Tàu 'Bo bo' của Mỹ vì sao thất bại thảm hại ở Việt Nam?

Trên chiến trường Việt Nam, Quân đội Mỹ sử dụng nhiều tàu đổ bộ đệm khí nhỏ PACV SK-5, loại phương tiện này thường được gọi là 'Bo bo', chuyên hoạt động trên địa hình nhiều kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long, để tuần tra, trinh sát.

Trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta chỉ quen thuộc với các chiến thuật “trực thăng vận” (dùng trực thăng) hay “thiết xa vận” (dùng xe bọc thép M113) để vận chuyển binh lính và chiến đấu. Nhưng một phương tiện vận chuyển chiến đấu rất quan trọng, được Quân đội Mỹ sử dụng trong các chiến dịch càn quét tại đồng bằng sông Cửu Long, là tàu đổ bộ đệm khí loại nhỏ PACV SK-5.

Trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta chỉ quen thuộc với các chiến thuật “trực thăng vận” (dùng trực thăng) hay “thiết xa vận” (dùng xe bọc thép M113) để vận chuyển binh lính và chiến đấu. Nhưng một phương tiện vận chuyển chiến đấu rất quan trọng, được Quân đội Mỹ sử dụng trong các chiến dịch càn quét tại đồng bằng sông Cửu Long, là tàu đổ bộ đệm khí loại nhỏ PACV SK-5.

Những tàu đổ bộ đệm khí này giúp Quân đội Mỹ thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, trinh sát và vận tải hàng hóa, dọc theo các kênh rạch chằng chịt của khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1966 đến năm 1970.

Những tàu đổ bộ đệm khí này giúp Quân đội Mỹ thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, trinh sát và vận tải hàng hóa, dọc theo các kênh rạch chằng chịt của khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1966 đến năm 1970.

Tàu đổ bộ đệm khí tuần tra, gọi tắt là PACV, dựa trên tàu đệm khí Bell Aerosystems SK-5. Địa hình đồng bằng sông Cửu Long và chiến trường Việt Nam, là nơi thử nghiệm lý tưởng cho loại phương tiện này. Chính tại đồng bằng sông Cửu Long, Mỹ đã thu được kinh nghiệm đầu tiên và duy nhất cho đến nay, trong việc sử dụng tàu đệm khí tuần tra chiến đấu.

Tàu đổ bộ đệm khí tuần tra, gọi tắt là PACV, dựa trên tàu đệm khí Bell Aerosystems SK-5. Địa hình đồng bằng sông Cửu Long và chiến trường Việt Nam, là nơi thử nghiệm lý tưởng cho loại phương tiện này. Chính tại đồng bằng sông Cửu Long, Mỹ đã thu được kinh nghiệm đầu tiên và duy nhất cho đến nay, trong việc sử dụng tàu đệm khí tuần tra chiến đấu.

Trong lĩnh vực tàu đệm khí, Mỹ không phải là những nước đi tiên phong. Những con tàu đầu tiên như vậy đã được người Anh sử dụng, trong đàn áp những lực lượng nổi dậy, đòi độc lập của Malaysia vào thập niên 1950.

Trong lĩnh vực tàu đệm khí, Mỹ không phải là những nước đi tiên phong. Những con tàu đầu tiên như vậy đã được người Anh sử dụng, trong đàn áp những lực lượng nổi dậy, đòi độc lập của Malaysia vào thập niên 1950.

Năm 1965, dựa trên kinh nghiệm này, Hải quân Mỹ quyết định mua ba tàu SR.N5 từ Anh. Tại Mỹ, những tàu trên được công ty Bell Aerosystems sửa chữa lại theo yêu cầu của Hải quân Mỹ và hiện đại hóa chúng bằng cách trang bị vũ khí trên tàu. Phiên bản nâng cấp có ký hiệu SK-5 trong Hải quân Mỹ.

Năm 1965, dựa trên kinh nghiệm này, Hải quân Mỹ quyết định mua ba tàu SR.N5 từ Anh. Tại Mỹ, những tàu trên được công ty Bell Aerosystems sửa chữa lại theo yêu cầu của Hải quân Mỹ và hiện đại hóa chúng bằng cách trang bị vũ khí trên tàu. Phiên bản nâng cấp có ký hiệu SK-5 trong Hải quân Mỹ.

Việc thiết kế các phiên bản quân sự của SK-5 được Bell Aerosystems hoàn thành vào năm 1966. Việc huấn luyện các thủy thủ đầu tiên, được thực hiện trực tiếp tại Mỹ, gần thị trấn nghỉ mát Coronado ở Vịnh San Diego và khu vực lân cận.

Việc thiết kế các phiên bản quân sự của SK-5 được Bell Aerosystems hoàn thành vào năm 1966. Việc huấn luyện các thủy thủ đầu tiên, được thực hiện trực tiếp tại Mỹ, gần thị trấn nghỉ mát Coronado ở Vịnh San Diego và khu vực lân cận.

Vào tháng 5/1966, những chiếc tàu đệm khí tuần tra SK-5 lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Hải quân Mỹ đã sử dụng tàu đệm khí có vũ trang, để tuần tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả khu vực ven biển. SK-5 đặc biệt hữu ích ở những vùng nước nông, đầm lầy không thể tiếp cận với các tàu tuần tra trên sông.

Vào tháng 5/1966, những chiếc tàu đệm khí tuần tra SK-5 lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Hải quân Mỹ đã sử dụng tàu đệm khí có vũ trang, để tuần tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả khu vực ven biển. SK-5 đặc biệt hữu ích ở những vùng nước nông, đầm lầy không thể tiếp cận với các tàu tuần tra trên sông.

Với tốc độ, khả năng cơ động và hỏa lực tương đối mạnh, cho phép PACV SK-5 giải quyết được nhiều nhiệm vụ. Ngoài việc tuần tra, chúng còn được sử dụng vào các nhiệm vụ tìm và diệt; hộ tống, trinh sát, vận chuyển thương binh, vận chuyển vũ khí hạng nặng và hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ binh.

Với tốc độ, khả năng cơ động và hỏa lực tương đối mạnh, cho phép PACV SK-5 giải quyết được nhiều nhiệm vụ. Ngoài việc tuần tra, chúng còn được sử dụng vào các nhiệm vụ tìm và diệt; hộ tống, trinh sát, vận chuyển thương binh, vận chuyển vũ khí hạng nặng và hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ binh.

Một lợi thế quan trọng của các tàu đệm khí SK-5 là chúng có thể hoạt động ở những nơi, mà tàu thuyền thông thường không thể đi qua và máy bay trực thăng không thể hạ cánh. Do vậy đây là phương tiện được lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ rất ưa thích.

Một lợi thế quan trọng của các tàu đệm khí SK-5 là chúng có thể hoạt động ở những nơi, mà tàu thuyền thông thường không thể đi qua và máy bay trực thăng không thể hạ cánh. Do vậy đây là phương tiện được lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ rất ưa thích.

Tàu đệm khí tuần tra SK-5 là phương tiện được đánh giá là hiện đại vào thời điểm đó. Chúng lớn hơn nhiều so với các tàu tuần tra đường sông PBR Mk.2 tiêu chuẩn. Tổng lượng choán nước của SK-5 là 7,1 tấn; chiều dài tối đa 11,84 mét, chiều rộng 7,24 mét, chiều cao 5 mét.

Tàu đệm khí tuần tra SK-5 là phương tiện được đánh giá là hiện đại vào thời điểm đó. Chúng lớn hơn nhiều so với các tàu tuần tra đường sông PBR Mk.2 tiêu chuẩn. Tổng lượng choán nước của SK-5 là 7,1 tấn; chiều dài tối đa 11,84 mét, chiều rộng 7,24 mét, chiều cao 5 mét.

Thủy thủ đoàn của mỗi tàu bao gồm bốn người, một lái tàu, thuyền trưởng kiêm xạ thủ radar và hai xạ thủ máy. Ngoài ra, mỗi tàu có thể chở tối đa 12 lính với đầy đủ vũ khí, nhưng phải ngồi trên boong mà không có gì che chắn.

Thủy thủ đoàn của mỗi tàu bao gồm bốn người, một lái tàu, thuyền trưởng kiêm xạ thủ radar và hai xạ thủ máy. Ngoài ra, mỗi tàu có thể chở tối đa 12 lính với đầy đủ vũ khí, nhưng phải ngồi trên boong mà không có gì che chắn.

SK-5 được trang bị động cơ tuabin khí General Electric 7LM100-PJ102, có công suất tối đa lên tới 1.100 mã lực, cho tàu tốc độ tối đa 60 hải lý/giờ (khoảng 110 km/h). Bình nhiên liệu 1.150 lít, đủ để đi quãng đường 165 hải lý (khoảng 306 km). Dự trữ nhiên liệu tuần tra bình thường khoảng 7 giờ.

SK-5 được trang bị động cơ tuabin khí General Electric 7LM100-PJ102, có công suất tối đa lên tới 1.100 mã lực, cho tàu tốc độ tối đa 60 hải lý/giờ (khoảng 110 km/h). Bình nhiên liệu 1.150 lít, đủ để đi quãng đường 165 hải lý (khoảng 306 km). Dự trữ nhiên liệu tuần tra bình thường khoảng 7 giờ.

Phiên bản SK-5 đã được Bell “độ” với trọng lượng nặng và bọc giáp tốt hơn. Tổng trọng lượng của giáp là 450 kg, tương đương với trọng lượng của giáp của xe bọc thép M113. Hộp số, động cơ và thùng nhiên liệu được bọc giáp có thể chịu được đạn 12,7 mm từ cự ly trên 180 mét.

Phiên bản SK-5 đã được Bell “độ” với trọng lượng nặng và bọc giáp tốt hơn. Tổng trọng lượng của giáp là 450 kg, tương đương với trọng lượng của giáp của xe bọc thép M113. Hộp số, động cơ và thùng nhiên liệu được bọc giáp có thể chịu được đạn 12,7 mm từ cự ly trên 180 mét.

Khoang chiến đấu của SK-5 được bọc thép yếu hơn, nên nó liên tục trúng đạn 7,62 mm từ cự ly 90 mét. Theo đề nghị của quân đội Mỹ, lớp giáp xung quanh khoang chiến đấu đã được loại bỏ, để giảm trọng lượng, vì nó không giúp bất kỳ biện pháp bảo vệ đặc biệt nào, đặc biệt là chống lại các loại vũ khí hạng nặng.

Khoang chiến đấu của SK-5 được bọc thép yếu hơn, nên nó liên tục trúng đạn 7,62 mm từ cự ly 90 mét. Theo đề nghị của quân đội Mỹ, lớp giáp xung quanh khoang chiến đấu đã được loại bỏ, để giảm trọng lượng, vì nó không giúp bất kỳ biện pháp bảo vệ đặc biệt nào, đặc biệt là chống lại các loại vũ khí hạng nặng.

Vũ khí chính của SK-5 là hai khẩu súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 mm trên nóc tháp chỉ huy. Vũ khí phụ là hai súng máy M60 7,62 mm ở mạn phải và mạn trái. Những khẩu súng máy này, được lắp đặt trên giá như trên trực thăng vũ trang. Ngoài ra, trên một số tàu, có thể được trang bị súng phóng lựu tự động M75 40 mm.

Vũ khí chính của SK-5 là hai khẩu súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 mm trên nóc tháp chỉ huy. Vũ khí phụ là hai súng máy M60 7,62 mm ở mạn phải và mạn trái. Những khẩu súng máy này, được lắp đặt trên giá như trên trực thăng vũ trang. Ngoài ra, trên một số tàu, có thể được trang bị súng phóng lựu tự động M75 40 mm.

Một tính năng hiện đại của SK-5 là trang bị radar Decca 202, giúp nó có thể sử dụng quan sát tầm xa, nhất là vào ban đêm. Radar này có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly lên tới 39 km. Trong điều kiện tầm nhìn kém và sương mù, đây là một lợi thế đáng kể cho SK-5.

Một tính năng hiện đại của SK-5 là trang bị radar Decca 202, giúp nó có thể sử dụng quan sát tầm xa, nhất là vào ban đêm. Radar này có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly lên tới 39 km. Trong điều kiện tầm nhìn kém và sương mù, đây là một lợi thế đáng kể cho SK-5.

SK-5 được lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng tại Việt Nam từ năm 1966 đến năm 1970. Tuy nhiên mức độ không được như kỳ vọng, do hoạt động của chúng quá tốn kém, và các con tàu không đủ độ tin cậy và cần được bảo dưỡng kỹ thuật cao.

SK-5 được lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng tại Việt Nam từ năm 1966 đến năm 1970. Tuy nhiên mức độ không được như kỳ vọng, do hoạt động của chúng quá tốn kém, và các con tàu không đủ độ tin cậy và cần được bảo dưỡng kỹ thuật cao.

Nhưng lý do chính mà Mỹ phải rút những chiếc SK-5 khỏi chiến trường Việt Nam là do chiến thuật đối phó hiệu quả của Quân Giải phóng. Sau thời gian đầu chúng ta chưa có kinh nghiệm, những chiếc SK-5 mới có thể phát huy tác dụng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, Quân Giải phóng đã tìm được cách đối phó hiệu quả với loại “bo bo” này.

Nhưng lý do chính mà Mỹ phải rút những chiếc SK-5 khỏi chiến trường Việt Nam là do chiến thuật đối phó hiệu quả của Quân Giải phóng. Sau thời gian đầu chúng ta chưa có kinh nghiệm, những chiếc SK-5 mới có thể phát huy tác dụng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, Quân Giải phóng đã tìm được cách đối phó hiệu quả với loại “bo bo” này.

Chiến thuật mà Quân Giải phóng sử dụng là tổ chức các cuộc phục kích và gài mìn ở những nơi dự kiến tàu sẽ đổ bộ. Chính những quả mìn đã trở thành một vũ khí thực sự hiệu quả để chống lại PACV.

Chiến thuật mà Quân Giải phóng sử dụng là tổ chức các cuộc phục kích và gài mìn ở những nơi dự kiến tàu sẽ đổ bộ. Chính những quả mìn đã trở thành một vũ khí thực sự hiệu quả để chống lại PACV.

Đồng thời, việc mất đi dù chỉ một chiếc tàu đệm khí, là mất một khoản lớn cho ngân sách. Nên biết là giá một chiếc SK-5 có giá 1 triệu USD (thời giá năm 1966); với số tiền này sẽ đủ để mua 13 tàu tuần tra sông PBR.

Đồng thời, việc mất đi dù chỉ một chiếc tàu đệm khí, là mất một khoản lớn cho ngân sách. Nên biết là giá một chiếc SK-5 có giá 1 triệu USD (thời giá năm 1966); với số tiền này sẽ đủ để mua 13 tàu tuần tra sông PBR.

Cùng với đó là hỏa lực của SK-5 cũng được cho là không đủ, Quân đội Mỹ đề nâng cấp vũ khí bằng pháo tự động 20 mm (khả năng lắp pháo M61 Vulcan 6 nòng cũng đã được xem xét), hệ thống tên lửa chống tăng hoặc pháo không giật M40 106 mm. Tuy nhiên, những đề nghị này đã không được thực hiện.

Cùng với đó là hỏa lực của SK-5 cũng được cho là không đủ, Quân đội Mỹ đề nâng cấp vũ khí bằng pháo tự động 20 mm (khả năng lắp pháo M61 Vulcan 6 nòng cũng đã được xem xét), hệ thống tên lửa chống tăng hoặc pháo không giật M40 106 mm. Tuy nhiên, những đề nghị này đã không được thực hiện.

Với nhiều ly do, nên chỉ có 3 chiếc SK-5 được chế tạo và đưa sang chiến trường Việt Nam, trong đó một chiếc đã bị Quân Giải phóng phá hủy. Năm 1970, Mỹ quyết định dừng hoạt động của loại tàu đệm khí này, và chuyển về Mỹ và chuyển giao cho các lực lượng Bảo vệ bờ biển của Mỹ. Nguồn ảnh: TheMighty.

Với nhiều ly do, nên chỉ có 3 chiếc SK-5 được chế tạo và đưa sang chiến trường Việt Nam, trong đó một chiếc đã bị Quân Giải phóng phá hủy. Năm 1970, Mỹ quyết định dừng hoạt động của loại tàu đệm khí này, và chuyển về Mỹ và chuyển giao cho các lực lượng Bảo vệ bờ biển của Mỹ. Nguồn ảnh: TheMighty.

Tàu đệm khí có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên mọi loại địa hình khác nhau. Nguồn: USAM.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-bo-bo-cua-my-vi-sao-that-bai-tham-hai-o-viet-nam-1537717.html