Tế Khai sắc, rước khai Xuân tại đền Voi Phục

Ngày 23/2, tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, quận Ba Đình long trọng tổ chức lễ hội truyền thống 'Tế Khai sắc, rước khai Xuân', khai ấn Lý triều Đại Vương 'Trấn Tây Thượng Đẳng'.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Tạ Nam Chiến - Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình - Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử, với gần nghìn năm phụng thờ Đức Thánh - Hoàng tử Linh Lang, Người anh hùng có công cùng quân dân thời Vua Lý đánh tan giặc Tống xâm lược thế kỷ thứ 11. Thân thế, sự nghiệp và công trạng của Hoàng Tử vang vọng mãi trong lịch sử.

 Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phát biểu khai mạc Lễ hội.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phát biểu khai mạc Lễ hội.

Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 93/QĐ-TTg về việc công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt đợt 12, trong đó, quận Ba Đình vinh dự có 2 di tích Đền Voi Phục và Đền Quán Thánh trong “Thăng Long Tứ Trấn” được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt.

Nghi thức khai ấn đầu năm.

Nghi thức khai ấn đầu năm.

Trước vinh dự này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Ba Đình luôn quyết tâm thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống các di tích nói chung và di tích quốc gia đặc biệt nói riêng.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hơn nữa giá trị các di tích quốc gia đặc biệt tới bạn bè trong và ngoài nước, nhân dân Thủ đô…

Các nghi thức truyền thống trong Lễ hội.

Các nghi thức truyền thống trong Lễ hội.

Sau phần khai mạc là các nghi thức như: Khai ấn, nghi thức dâng hương Đức Thánh - Hoàng tử Linh Lang - Người anh hùng có công góp phần cùng quân dân Đại Việt đánh tan giặc Tống xâm lược thế kỷ thứ 11 và dâng hương Đức Thánh mẫu.

Thông qua việc tổ chức Lễ hội nhằm phát huy truyền thống văn hóa lịch sử, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thông qua việc tổ chức Lễ hội nhằm phát huy truyền thống văn hóa lịch sử, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Năm nay, trong khuôn khổ Lễ hội diễn ra chương trình văn nghệ quần chúng, các trò chơi dân gian. Đặc biệt nét mới là cuộc thi “Bày mâm lễ vật đẹp” với sự tham gia từ 13 địa bàn dân cư thuộc phường Ngọc Khánh và mâm lễ của tổ chức Công đoàn cơ quan Ủy ban nhân dân phường Ngọc Khánh.

Các đơn vị đã chuẩn bị chu đáo, chuẩn bị nguyên liệu trước và bày trực tiếp tại khu vực do Ban Tổ chức quy định. Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho địa bàn dân cư số 5.

Thông qua việc tổ chức Lễ hội nhằm phát huy truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng niệm các anh hùng dân tộc, các bậc tiền nhân của dân tộc Việt Nam ta và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống trong nhân dân về ý nghĩa lịch sử của di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục.

Từ đó, nâng cao về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện tốt công tác bảo tồn, giữ gìn, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hóa trên địa bàn.

Phương Bùi

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/te-khai-sac-ruoc-khai-xuan-tai-den-voi-phuc-166647.html