Tên vị chính khách nào của Việt Nam từng được đặt cho con đường ở Ukraine?

Ông là một nhà cách mạng và chính khách nổi tiếng của Việt Nam. Năm 1969, sau khi Bác Hồ mất, ông kế nhiệm và trở thành Chủ tịch nước thứ 2 trong lịch sử.

1. Tên vị chính khách nào của Việt Nam từng được đặt cho con đường ở Ukraine?

Đỗ Mười
Trần Phú
Tôn Đức Thắng
Trường Chinh

Chính xác

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 – 1980), bí danh Thoại Sơn, là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam từ năm 1969 cho đến khi qua đời năm 1980. Trước đó, ông là Phó Chủ tịch nước giai đoạn 1960-1969. Khi còn trẻ, ông đã tham gia hàng loạt phong trào công nhân, đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Năm 1930, ông chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian bị chính quyền thuộc địa đày ra Côn Đảo.

Sau Cách mạng Tháng 8/1945, ông giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Năm 1969, ông được bầu làm Chủ tịch nước. Tên ông được đặt cho một con đường ở thành phố Odessa, Ukraina; một trường đại học tại TP.HCM cùng nhiều con đường ở Việt Nam.

2. Quê hương của ông ở đâu?

Long An
An Giang
Cần Thơ
Cà Mau

Chính xác

Chủ tịch Tôn Đức Thắng quê ở cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ông sinh ra trong gia đình trung nông, được học hành cao, người dân thường gọi thân mật là Bác Tôn.

Thuở nhỏ, Chủ tịch Tôn Đức Thắng tốt nghiệp Sơ cấp tiểu học Đông Dương, sau đó lên Sài Gòn học nghề thợ máy tại Trường Cơ khí Á Châu. Nhờ tốt nghiệp hạng ưu, ông được nhận làm công nhân ở nhà máy Ba Son.

Năm 1912, ông tham gia tổ chức bãi công đòi quyền lợi cho người lao động nên bị sa thải và bôn ba sang Pháp. Đến năm 1920, ông trở về nước xây dựng cơ sở, vận động công nhân đấu tranh nhưng bị thực dân Pháp bắt giữ. Giai đoạn tù khổ sai từ 1929 – 1945 là thời gian Chủ tịch Tôn Đức Thắng rèn dũa tinh thần của một người làm cách mạng, tập hợp các chí sĩ yêu nước trong tù, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng 8 thắng lợi.

3. Quốc hiệu Việt Nam được đổi một lần vào năm nào khi ông tại vị?

1954
1975
1976
1979

Chính xác

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên tại Đông Nam Á.

Đến năm 1976, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Quốc hội khóa VI quyết định đổi quốc hiệu thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

4. Ông từng được Bác Hồ tặng hai câu thơ: “Càng già, chí khí càng dai/Chống Mỹ, cứu nước ít ai hơn Già" vào dịp nào?

Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 60 tuổi
Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 70 tuổi
Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 80 tuổi
Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 90 tuổi

Chính xác

Bác Hồ và Bác Tôn đều là những người hết lòng vì cách mạng, vì nhân dân. Cả hai xưng hô với nhau rất thân mật bằng đại từ “Cụ”. Bác Tôn luôn coi Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, còn Bác Hồ rất trân trọng Bác Tôn, là một người đồng chí, người bạn chiến đấu thân thiết, thủy chung.

Năm 1968, khi Bác Tôn tròn 80 tuổi, Bác Hồ đã đến chúc thọ người bạn già và tặng Bác Tôn hai câu thơ: “Càng già, chí khí càng dai/Chống Mỹ, cứu nước ít ai hơn Già”.

5. Ông được trao giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin khi nào?

Năm 1950
Năm 1955
Năm 1960
Năm 1965

Chính xác

Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin do Chính phủ Liên bang Xô viết trao tặng vào năm 1955. Trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông, đoàn Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng huân chương Sukhbaatar - huân chương cao quý nhất của Mông Cổ.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/ten-vi-chu-tich-nuoc-nao-cua-viet-nam-tung-duoc-dat-cho-con-duong-o-ukraine-2283512.html