Tết Hàn thực, nhớ về cội nguồn của người Việt

Hàng năm theo tục lệ cổ truyền, vào ngày 3/3 (Âm lịch) hay còn gọi là Tết Hàn thực, nhiều gia đình người Việt làm bánh trôi, bánh chay cúng tổ tiên để tỏ lòng tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất. Đây được xem là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam từ hàng ngàn đời nay.

Theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” có nghĩa là “lạnh”, “thực” là ăn, Tết Hàn thực có nghĩa là Tết ăn đồ lạnh. Ngày Tết Hàn thực mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt.

Để phục vụ nhu cầu mua bánh của người dân, ngay từ sáng sớm ngày 3/3 (Âm lịch) các góc chợ của Hà Nội đã nhộn nhịp những gian hàng bán bánh trôi, bánh chay

Để phục vụ nhu cầu mua bánh của người dân, ngay từ sáng sớm ngày 3/3 (Âm lịch) các góc chợ của Hà Nội đã nhộn nhịp những gian hàng bán bánh trôi, bánh chay

Đặc biệt, trong ngày Tết này, việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện cho văn hóa lúa nước. Bởi lẽ cả hai thứ bánh đó đều được làm từ bột gạo nếp thơm, là sản vật từ mùa lúa bội thu được người dân dâng lên ông bà tổ tiên như một lời cầu mong mưa thuận gió hòa.

Tết Hàn thực cũng bắt nguồn từ tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.

Bánh trôi được làm từ bột gạo nếp, trắng trong, được nặn thành những viên nhỏ tròn đầy, bên trong có nhân bằng đường

Bánh trôi được làm từ bột gạo nếp, trắng trong, được nặn thành những viên nhỏ tròn đầy, bên trong có nhân bằng đường

Do đó, hàng năm cứ vào ngày này, ngay từ sáng sớm, mỗi góc chợ, ngõ phố lại rộn ràng người mua, người bán hơn so với những ngày thường. Nhộn nhịp hơn cả là những gian hàng bán bánh trôi, bánh chay đã được làm sẵn hay những mâm bột gạo trắng ngần được bày ra đến đâu bán hết đến đó.

Hình ảnh những đĩa bánh trôi, chay nhỏ xinh và không khí bán mua tấp nập tạo một nét rất riêng cho Thủ đô trong tiết trời giao mùa.

Ngày nay, bánh trôi ngũ sắc được bày bán nhiều, được khá nhiều người dân chuộng mua

Ngày nay, bánh trôi ngũ sắc được bày bán nhiều, được khá nhiều người dân chuộng mua

Theo tục lệ cổ truyền, bánh trôi được làm từ bột gạo nếp, trắng trong, được nặn thành những viên nhỏ tròn đầy, bên trong có nhân bằng đường, bánh chay được làm viên to, dẹt hơn bánh trôi nhân bằng đậu xanh.

Với những ý nghĩa đó, trong ngày Tết này, cả gia đình cùng sum họp bên nhau thưởng thức vị ngọt ngào của bánh trôi, bánh chay, đó như một lời nhắc nhở các thế hệ con, cháu nhớ đến những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Hoa Nguyễn

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/tet-han-thuc-nho-ve-coi-nguon-cua-nguoi-viet-89618.html