Thái Nguyên: Xử lý dứt điểm các hành vi lấn chiếm, ảnh hưởng đến an toàn đê điều và khả năng thoát lũ

là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng với các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024 đang diễn ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng nêu rõ: Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm về quản lý xây dựng nhà ở tại các vùng có nguy cơ xảy ra lũ lụt, thiên tai.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng nêu rõ: Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm về quản lý xây dựng nhà ở tại các vùng có nguy cơ xảy ra lũ lụt, thiên tai.

Theo đó, năm 2023, trước diễn biến bất thường của thời tiết, đặc biệt ngay từ đầu năm 2023, hiện tượng El Nino xuất hiện vào nửa cuối năm 2023 và kéo dài đến hết năm đã tác động không nhỏ tới đời sống, kinh tế, xã hội của địa phương, với 12 đợt thiên tai (mưa lớn, lốc, sét, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất...) đã xảy ra, làm 03 người chết, ước tổng thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra khoảng trên 24,3 tỷ đồng.

Trong 4 tháng đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh cũng xảy ra 3 trận mưa dông kèm theo lốc, sét làm 1 người bị thương; 370 ngôi nhà tốc mái, hư hỏng; trên 500 con gia súc, gia cầm bị chết; trên 4.000ha cây trồng bị ảnh hưởng… Tổng thiệt hại ước tính trên 18 tỷ đồng.

Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, tình hình thiên tai năm 2024 tiếp tục diễn biến bất thường, phức tạp và khó dự đoán. Từ khoảng nửa cuối tháng 6/2024, dự báo có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và 5-7 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền. Trên phạm vi cả nước có khả năng tiếp tục xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh từ nay cho tới cuối năm 2024.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý, vận hành các công trình thủy lợi được giao đúng quy định, đặc biệt là công trình hồ chứa nước Núi Cốc.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý, vận hành các công trình thủy lợi được giao đúng quy định, đặc biệt là công trình hồ chứa nước Núi Cốc.

Thái Nguyên là tỉnh tập trung nhiều hồ, đập và hệ thống đê với khoảng 260 hồ chứa nước lớn, nhỏ với gần 530 đập dâng các loại, đứng thứ 5 của miền Bắc và đứng thứ 9 cả nước về số lượng hồ chứa, đập dâng. Toàn tỉnh có 7 tuyến đê các loại với tổng chiều dài khoảng 48km, thuộc 3 địa phương là thành phố Thái Nguyên, thành phố Phổ Yên và huyện Phú Bình. Chính vì vậy, công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, thủy lợi, nhất là trong mùa mưa lũ luôn được tỉnh quan tâm, chủ động chuẩn bị từ xa.

Để hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng thiệt hại đối với kinh tế - xã hội và tính mạng, tài sản của nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục tập trung, triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của trên, đặc biệt là các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dự vào cộng đồng, đến năm 2030”; số 1651/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia; Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố rà soát và quản lý việc cấp phép, xây dựng công trình đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đê điều.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố rà soát và quản lý việc cấp phép, xây dựng công trình đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đê điều.

Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho lãnh đạo các Sở, ngành bao gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh; Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh; Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Đài Khí tượng thủy văn Thái Nguyên; Công ty Điện lực Thái Nguyên; UBND các huyện, thành phố; Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên chủ động tổ chức, phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng chống thiên tai, lụt bão đã đề ra.

Đặc biệt nhấn mạnh: UBND các huyện, thành phố, nhất là các địa phương có đê (2 thành phố: Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Phú Bình) cần tuyên truyền hộ gia đình, cá nhân chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình đảm bảo an toàn trước thiên tai hoặc di dời đến nơi an toàn, không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai; cảnh báo đến người dân tuyệt đối không được tự ý đào, bạt đồi núi để xây dựng nhà ở khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn, làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất, đá gây thiệt hại về người và tài sản; đồng thời tăng cường công tác quản lý tình trạng người dân xây nhà tự phát ở các nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá...; chủ động di chuyển người dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá...

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng công an và các đơn vị có liên quan kiểm tra, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm và xử lý dứt điểm theo quy định pháp luật.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng công an và các đơn vị có liên quan kiểm tra, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm và xử lý dứt điểm theo quy định pháp luật.

Rà soát và quản lý việc cấp phép, xây dựng công trình đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê và các quy định hiện hành; chủ trì, phối hợp với Chi cục Thủy lợi kiên quyết xử lý dứt điểm các hành vi lấn chiếm mặt đê, mái đê, hành lang bảo vệ đê làm ảnh hưởng đến an toàn đê điều và khả năng thoát lũ. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm về quản lý xây dựng nhà ở tại các vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.

Việc triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn góp phần quan trọng, thực hiện có hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chỉ thị số 2592/CT-BNN-TL ngày 10/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công văn số 1675/BXD-GĐ ngày 22/4/2024 của Bộ Xây dựng về việc phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2024.

Việt Hoan

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/thai-nguyen-xu-ly-dut-diem-cac-hanh-vi-lan-chiem-anh-huong-den-an-toan-de-dieu-va-kha-nang-thoat-lu-376656.html