Thăm đình Phong Phú, di tích lịch sử quốc gia ở Thủ Đức

Đình Phong Phú nằm trên con đường cùng tên ở phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức. Được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đình Phong Phú được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1993.

Theo Trung tâm văn hóa thành phố Thủ Đức, đình Phong Phú được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Kiến trúc của ngôi đình bố trí cân đối, hài hòa với không gian xung quanh. Ảnh: Gia Nghi

Theo Trung tâm văn hóa thành phố Thủ Đức, đình Phong Phú được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Kiến trúc của ngôi đình bố trí cân đối, hài hòa với không gian xung quanh. Ảnh: Gia Nghi

Đình nằm trong khu đất rộng hơn 4 hec-ta, bao quanh là rừng cây cổ thụ. Ảnh: Gia Nghi

Đình nằm trong khu đất rộng hơn 4 hec-ta, bao quanh là rừng cây cổ thụ. Ảnh: Gia Nghi

Đình Phong Phú có hai lớp cổng. Lớp thứ nhất có hai cửa tả – hữu, ở giữa tạc bia Ông Hổ. Lớp cổng thứ hai xây theo kiểu tam quan, chính giữa là tượng Bạch Mã. Ảnh: Gia Nghi

Đình Phong Phú có hai lớp cổng. Lớp thứ nhất có hai cửa tả – hữu, ở giữa tạc bia Ông Hổ. Lớp cổng thứ hai xây theo kiểu tam quan, chính giữa là tượng Bạch Mã. Ảnh: Gia Nghi

Sau tam quan là bàn thờ Thần Nông và hòn non bộ. Hai bên hòn non bộ có miếu Ngũ Hành Nương Nương và tượng Ông Hổ. Võ ca được đặt chính giữa đối diện với chính điện. Ảnh: Gia Nghi

Sau tam quan là bàn thờ Thần Nông và hòn non bộ. Hai bên hòn non bộ có miếu Ngũ Hành Nương Nương và tượng Ông Hổ. Võ ca được đặt chính giữa đối diện với chính điện. Ảnh: Gia Nghi

Theo trục dọc công trình, chính giữa có tiền điện, chánh điện, nhà bếp. Hai bên chính điện là nhà truyền thống. Trên nóc mặt tiền có trang trí lưỡng long tranh châu, cẩn mảnh sành nhiều màu. Ảnh: Gia Nghi

Theo trục dọc công trình, chính giữa có tiền điện, chánh điện, nhà bếp. Hai bên chính điện là nhà truyền thống. Trên nóc mặt tiền có trang trí lưỡng long tranh châu, cẩn mảnh sành nhiều màu. Ảnh: Gia Nghi

Các họa tiết trang trí vẫn là những đề tài quen thuộc ở các đình miền Nam, như long, lân, quy, phụng, bát tiên, cá hóa long. Trong đình, các bức hoành phi, câu đối đều được sơn son thếp vàng rực rỡ. Ảnh: Gia Nghi

Các họa tiết trang trí vẫn là những đề tài quen thuộc ở các đình miền Nam, như long, lân, quy, phụng, bát tiên, cá hóa long. Trong đình, các bức hoành phi, câu đối đều được sơn son thếp vàng rực rỡ. Ảnh: Gia Nghi

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đình Phong Phú vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm và cổ kính. Ảnh: Gia Nghi

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đình Phong Phú vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm và cổ kính. Ảnh: Gia Nghi

Lễ Kỳ Yên, còn là lễ cầu an, tế Thành Hoàng lớn nhất trong năm của những ngôi đình thần ở Nam bộ. Đây cũng là lễ chính của đình Phong Phú, diễn ra vào ngày 14 đến 16 tháng 11 Âm lịch hằng năm. Ảnh: Gia Nghi

Lễ Kỳ Yên, còn là lễ cầu an, tế Thành Hoàng lớn nhất trong năm của những ngôi đình thần ở Nam bộ. Đây cũng là lễ chính của đình Phong Phú, diễn ra vào ngày 14 đến 16 tháng 11 Âm lịch hằng năm. Ảnh: Gia Nghi

Theo Trung tâm văn hóa thành phố Thủ Đức

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/tham-dinh-phong-phu-di-tich-lich-su-quoc-gia-o-thu-duc/