Thăm khu lăng mộ ba vua triều Nguyễn ở Huế

Lăng Dục Đức, hay còn gọi là An Lăng là nơi an nghỉ của ba vị vua triều Nguyễn là Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu).

Tọa lạc trên đường Duy Tân, phường An Cựu, thành phố Huế, di tích An Lăng được vua Thành Thái xây dựng vào năm 1889. Đây là nơi chôn cất và thờ cúng vua Dục Đức, sau này cũng là nơi an nghỉ của hai vị vua yêu nước Thành Thái và Duy Tân. Mặc dù quy mô khiêm tốn hơn so với các lăng tẩm khác, nhưng An Lăng vẫn mang một vẻ đẹp riêng.

Cổng tam quan ba tầng ở An Lăng. Ảnh: T.T

Cổng tam quan ba tầng ở An Lăng. Ảnh: T.T

Theo Sở Du lịch thành phố Huế, An Lăng gồm hai khu vực là điện Long Ân và lăng mộ vua cùng hoàng hậu, lấy cồn Phước Quả ở đằng trước làm “tiền án”, khe Mụ Niệm chảy qua trước mặt làm yếu tố “minh đường” và ngọn núi Tam Thai ở đằng sau làm “hậu chẩm”.

Điện Long Ân. Ảnh: T.T

Điện Long Ân. Ảnh: T.T

Bên trong điện Long Ân hiện có ba án thờ, thờ bài vị của ba vị vua Dục Đức và vợ (giữa), vua Thành Thái (trái) và vua Duy Tân (phải). Phía sau điện Long Ân ngày xưa là chốn hậu cung của các bà vợ vua, giờ được mở rộng và chỉnh trang thêm.

Chính giữa Bửu Thành có một nhà Huỳnh Ốc dạng phương đình, thay thế cho nhà bia. Ảnh: MH

Chính giữa Bửu Thành có một nhà Huỳnh Ốc dạng phương đình, thay thế cho nhà bia. Ảnh: MH

Chính giữa Bửu Thành có một nhà Huỳnh Ốc dạng phương đình, thay thế cho nhà bia. Bên trong nhà Huỳnh Ốc không có bi ký, thay vào đó là một sập đá và kỷ đá dùng để bày hương án và hào soạn mỗi khi cúng giỗ nhà vua. Hai bên tả, hữu là mộ vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh. Phía trước lăng mộ có khắc chữ nổi “song hỷ” đắp bằng sành sứ.

Tòa nhà Huỳnh Ốc nằm ở phía sau tam quan, mái lợp ngói Hoàng lưu ly được xây trên nền hình vuông, diện tích của mỗi cạnh là 8m. Ảnh: MH

Tòa nhà Huỳnh Ốc nằm ở phía sau tam quan, mái lợp ngói Hoàng lưu ly được xây trên nền hình vuông, diện tích của mỗi cạnh là 8m. Ảnh: MH

Trước mộ vua Dục Đức có đặt một bức bình phong đắp hai chữ song hỷ. Ảnh: MH

Trước mộ vua Dục Đức có đặt một bức bình phong đắp hai chữ song hỷ. Ảnh: MH

Mộ vua Thành Thái trong khu vực An Lăng. Ảnh: MH

Mộ vua Thành Thái trong khu vực An Lăng. Ảnh: MH

Phần mộ vua Duy Tân nằm cạnh mộ vua cha Thành Thái trong khu vực An Lăng. Ảnh: MH

Phần mộ vua Duy Tân nằm cạnh mộ vua cha Thành Thái trong khu vực An Lăng. Ảnh: MH

Trải qua một thời gian dài, An Lăng bị xuống cấp. Năm 2018, chính quyền Thừa Thiên Huế đã tiến hành trùng tu, đã hoàn tất và sẵn sàng đón khách từ đầu tháng 8-2024. Hiện, giá vé tham quan của người lớn là 50.000 đồng/người/lượt và miễn phí vé cho trẻ em dưới 12 tuổi. Ảnh: M.H

Trải qua một thời gian dài, An Lăng bị xuống cấp. Năm 2018, chính quyền Thừa Thiên Huế đã tiến hành trùng tu, đã hoàn tất và sẵn sàng đón khách từ đầu tháng 8-2024. Hiện, giá vé tham quan của người lớn là 50.000 đồng/người/lượt và miễn phí vé cho trẻ em dưới 12 tuổi. Ảnh: M.H

Mang trong mình những giá trị lịch sử và văn hóa, lăng Dục Đức là một điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước để vừa chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc, vừa tưởng nhớ đến những vị vua yêu nước thời bấy giờ. Ảnh: M.H

Mang trong mình những giá trị lịch sử và văn hóa, lăng Dục Đức là một điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước để vừa chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc, vừa tưởng nhớ đến những vị vua yêu nước thời bấy giờ. Ảnh: M.H

Thu Trà

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/tham-khu-lang-mo-ba-vua-trieu-nguyen-o-hue/