Thăm những ngôi cổ tự trên 100 tuổi và các tự viện được công nhận Di tích lịch sử tại TP.HCM

Những ngôi cổ tự tại TP.HCM theo thời gian vẫn uy nghiêm, hòa với thiên nhiên, mang vẻ đẹp thanh thoát giữa đời sống hiện đại.

Giác Ngộ online giới thiệu đến bạn đọc một số ngôi cổ tự trên 100 tuổi, cùng một số cơ sở di tích lịch sử tại TP.HCM để chiêm bái trong dịp đầu năm mới Ất Tỵ.

Chùa Phước Tường

Chùa Phước Tường tọa lạc trên đường 102, Khu phố 7, P.Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức, TP.HCM. Chùa do thiền sư Linh Quang - Phật Chiếu (1736-1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn vào năm 1741. Đến năm Giáp Ngọ (1834) đời Minh Mạng, trụ trì đời thứ tư là Hòa thượng Từ Minh, dời chùa đến địa điểm hiện nay, tái thiết quy mô

Chùa Phước Tường tọa lạc trên đường 102, Khu phố 7, P.Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức, TP.HCM. Chùa do thiền sư Linh Quang - Phật Chiếu (1736-1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn vào năm 1741. Đến năm Giáp Ngọ (1834) đời Minh Mạng, trụ trì đời thứ tư là Hòa thượng Từ Minh, dời chùa đến địa điểm hiện nay, tái thiết quy mô

Chánh điện chùa Phước Tường

Chánh điện chùa Phước Tường

Chùa Phước Tường tọa lạc trên khu đất khá rộng, bao phủ bởi nhiều cây cổ thụ xanh mát. Trong khuôn viên chùa có nhiều tượng Phật và điện thờ

Chùa Phước Tường tọa lạc trên khu đất khá rộng, bao phủ bởi nhiều cây cổ thụ xanh mát. Trong khuôn viên chùa có nhiều tượng Phật và điện thờ

Nhà Tổ

Nhà Tổ

Chùa được xây dựng theo lối chùa cổ Nam Bộ thuần túy, những dãy nhà được xây dựng theo hình chữ L ngược có trục chính và trục phụ

Chùa được xây dựng theo lối chùa cổ Nam Bộ thuần túy, những dãy nhà được xây dựng theo hình chữ L ngược có trục chính và trục phụ

Chùa Phước Tường cũng như các chùa ở Nam Bộ đều bày trí theo công thức “tiền Phật hậu Tổ”, chùa có 53 pho tượng, 13 bức hoành phi, câu đối và nhiều bao lam, thần vọng, bài vị

Chùa Phước Tường cũng như các chùa ở Nam Bộ đều bày trí theo công thức “tiền Phật hậu Tổ”, chùa có 53 pho tượng, 13 bức hoành phi, câu đối và nhiều bao lam, thần vọng, bài vị

Chùa Phước Tường là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo quyết định VH/QĐ số 43–VH/QĐ ngày 7-1-1993

Chùa Phước Tường là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo quyết định VH/QĐ số 43–VH/QĐ ngày 7-1-1993

Tổ đình Bửu Thạnh

Tổ đình Bửu Thạnh do Tổ Tiên Hiền khai sơn vào năm 1801, trên một vùng đất rộng 4,5 ha thuộc bưng làng Long Trường, xã Long Vĩnh Hạ, H.Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay thuộc P.Long Trường, TP.Thủ Đức - TP.HCM

Tổ đình Bửu Thạnh do Tổ Tiên Hiền khai sơn vào năm 1801, trên một vùng đất rộng 4,5 ha thuộc bưng làng Long Trường, xã Long Vĩnh Hạ, H.Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay thuộc P.Long Trường, TP.Thủ Đức - TP.HCM

Tổ đình Bửu Thạnh được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Thành phố theo Quyết định số 5516/QĐ-UBND ngày 30-11-2006

Tổ đình Bửu Thạnh được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Thành phố theo Quyết định số 5516/QĐ-UBND ngày 30-11-2006

Trải qua nhiều đời trụ trì, tổ đình đã có những bước thăng trầm, hưng hiển

Trải qua nhiều đời trụ trì, tổ đình đã có những bước thăng trầm, hưng hiển

Ngôi chùa từng là nơi sinh hoạt cách mạng, là nơi chịu nhiều sự tàn phá của chiến tranh

Ngôi chùa từng là nơi sinh hoạt cách mạng, là nơi chịu nhiều sự tàn phá của chiến tranh

Ngoài ra, trong tịnh địa sau chùa (nơi ngôi chùa Bửu Thạnh xưa tọa lạc) vẫn còn 5 ngôi tháp cổ bằng đá ong của các đời trụ trì chùa trước kia

Ngoài ra, trong tịnh địa sau chùa (nơi ngôi chùa Bửu Thạnh xưa tọa lạc) vẫn còn 5 ngôi tháp cổ bằng đá ong của các đời trụ trì chùa trước kia

Chùa Thiên Phước

Chùa Thiên Phước do Thiền sư Tiên Huệ Tịnh Nhãn, đời thứ 37 dòng Lâm Tế, khai sơn vào thế kỷ XIX

Chùa Thiên Phước do Thiền sư Tiên Huệ Tịnh Nhãn, đời thứ 37 dòng Lâm Tế, khai sơn vào thế kỷ XIX

Chùa Thiên Phước tọa lạc tại số 37/217, khu phố 8, P.Trường Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Chùa Thiên Phước tọa lạc tại số 37/217, khu phố 8, P.Trường Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Lúc đầu, chùa chỉ là một am nhỏ, người dân quen gọi là chùa Cát, vì xây trên gò Cát. Qua một vài lần trùng tu, chùa được đổi tên là Thiên Phước tự

Lúc đầu, chùa chỉ là một am nhỏ, người dân quen gọi là chùa Cát, vì xây trên gò Cát. Qua một vài lần trùng tu, chùa được đổi tên là Thiên Phước tự

Trải qua nhiều biến cố, chùa Thiên Phước vẫn giữ được nét dáng kiến trúc xưa, mái ngói lợp âm dương

Trải qua nhiều biến cố, chùa Thiên Phước vẫn giữ được nét dáng kiến trúc xưa, mái ngói lợp âm dương

Hiện nay, chùa còn giữ được một số pho tượng cổ, hoành phi, liễn, câu đối, long vị Tổ sư... tương đối lâu đời

Hiện nay, chùa còn giữ được một số pho tượng cổ, hoành phi, liễn, câu đối, long vị Tổ sư... tương đối lâu đời

Chùa Thiên Phước là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố được xếp hạng di tích theo Quyết định số 24/2005/QĐ-UB ngày 1-2-2005 của UBND TP.HCM

Chùa Thiên Phước là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố được xếp hạng di tích theo Quyết định số 24/2005/QĐ-UB ngày 1-2-2005 của UBND TP.HCM

Sắc tứ Long Huê

Sắc tứ Long Huê tọa lạc ở số 131/27 đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM do Tổ sư Đạo Thông khai sơn tạo tự

Sắc tứ Long Huê tọa lạc ở số 131/27 đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM do Tổ sư Đạo Thông khai sơn tạo tự

Vào thời Nguyễn Phúc Ánh khôi phục cơ nghiệp của dòng tộc, có lần chúa phải tạm ẩn trong chùa Long Hoa vì bị quân Tây Sơn truy bắt. Bởi vậy, sau khi lên ngôi lấy hiệu là Gia Long (1802), nhà vua đã ban "Sắc tứ" cho chùa. Kể từ đó, chùa có tên là Sắc tứ Long Hoa tự. Dưới thời vua Minh Mạng, vì kỵ húy Hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên chùa đổi tên là Sắc tứ Long Huê tự

Vào thời Nguyễn Phúc Ánh khôi phục cơ nghiệp của dòng tộc, có lần chúa phải tạm ẩn trong chùa Long Hoa vì bị quân Tây Sơn truy bắt. Bởi vậy, sau khi lên ngôi lấy hiệu là Gia Long (1802), nhà vua đã ban "Sắc tứ" cho chùa. Kể từ đó, chùa có tên là Sắc tứ Long Hoa tự. Dưới thời vua Minh Mạng, vì kỵ húy Hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên chùa đổi tên là Sắc tứ Long Huê tự

Trong thời thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, chùa bị hư hại bởi chiến tranh. Đến thời vua Thành Thái, chùa được trùng tu lại

Trong thời thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, chùa bị hư hại bởi chiến tranh. Đến thời vua Thành Thái, chùa được trùng tu lại

Năm 1966 và năm 1972, chùa lại được trùng tu lớn, tạo nên dáng vẻ như ngày nay

Năm 1966 và năm 1972, chùa lại được trùng tu lớn, tạo nên dáng vẻ như ngày nay

Chùa Châu Hưng

Chùa Châu Hưng tọa lạc tại số 37 đường Cây Keo, khu phố 1, P.Tam Phú, TP.Thủ Đức, được tạo lập năm 1884 với kết cấu đơn sơ, qua nhiều lần trùng tu

Chùa Châu Hưng tọa lạc tại số 37 đường Cây Keo, khu phố 1, P.Tam Phú, TP.Thủ Đức, được tạo lập năm 1884 với kết cấu đơn sơ, qua nhiều lần trùng tu

Chùa được xây dựng mới hoàn toàn vào năm 2006 đến năm 2009 thì hoàn thành

Chùa được xây dựng mới hoàn toàn vào năm 2006 đến năm 2009 thì hoàn thành

Trước ngày 30-4-1975, chùa Châu Hưng được xây dựng trên đất Gò Cát, xung quanh là những ruộng lúa và rau muống. Đây là một địa chỉ đỏ, từng là cơ sở nuôi giấu cán bộ du kích và bộ đội về bám trụ ngay cửa ngõ Sài Gòn. Các vị Đại đức, Hòa thượng, trụ trì ở đây là những người luôn có chí hướng theo cách mạng, lực lượng nằm vùng tại khu vực này luôn lấy ngôi chùa làm cơ sở hoạt động

Trước ngày 30-4-1975, chùa Châu Hưng được xây dựng trên đất Gò Cát, xung quanh là những ruộng lúa và rau muống. Đây là một địa chỉ đỏ, từng là cơ sở nuôi giấu cán bộ du kích và bộ đội về bám trụ ngay cửa ngõ Sài Gòn. Các vị Đại đức, Hòa thượng, trụ trì ở đây là những người luôn có chí hướng theo cách mạng, lực lượng nằm vùng tại khu vực này luôn lấy ngôi chùa làm cơ sở hoạt động

Mặc dù chùa đã được trùng tu nhiều lần bằng vật liệu kiên cố, không còn giá trị ngôi cổ tự xưa, song trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ được 14 pho tượng cổ, 4 long vị và tấm hoành phi khắc 4 chữ “Tổ ấn trùng quang” đã có từ lâu đời

Mặc dù chùa đã được trùng tu nhiều lần bằng vật liệu kiên cố, không còn giá trị ngôi cổ tự xưa, song trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ được 14 pho tượng cổ, 4 long vị và tấm hoành phi khắc 4 chữ “Tổ ấn trùng quang” đã có từ lâu đời

Chùa Châu Hưng được xếp hạng di tích lịch sử theo Quyết định số 3946/QĐ-UBND ngày18-8-2011 của UBND TP.HCM

Chùa Châu Hưng được xếp hạng di tích lịch sử theo Quyết định số 3946/QĐ-UBND ngày18-8-2011 của UBND TP.HCM

Tu viện Khánh An

Tu viện Khánh An (1055/3D đường Võ Thị Thừa, QL1A, Q.12) là di tích lịch sử cấp Thành phố theo quyết định số 3269/QĐ-UBND 27-7-2007, là cơ sở cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Tu viện Khánh An (1055/3D đường Võ Thị Thừa, QL1A, Q.12) là di tích lịch sử cấp Thành phố theo quyết định số 3269/QĐ-UBND 27-7-2007, là cơ sở cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Tu viện Khánh An ban đầu là một am nhỏ do Tổ sư Trí Hiền xây dựng năm 1905 để tu niệm, bao quanh là đồng, ao, ruộng

Tu viện Khánh An ban đầu là một am nhỏ do Tổ sư Trí Hiền xây dựng năm 1905 để tu niệm, bao quanh là đồng, ao, ruộng

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tại đây từng là nơi tập hợp của nhiều chiến sĩ yêu nước, chùa nhiều lần bị thực dân Pháp đốt phá

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tại đây từng là nơi tập hợp của nhiều chiến sĩ yêu nước, chùa nhiều lần bị thực dân Pháp đốt phá

Tu viện Khánh An hiện tại là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu, khóa thiền, thiền tứ niệm xứ và nhận được sự quan tâm của đông đảo chư Tăng, Phật tử

Tu viện Khánh An hiện tại là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu, khóa thiền, thiền tứ niệm xứ và nhận được sự quan tâm của đông đảo chư Tăng, Phật tử

Linh Sơn Hải Hội

Chùa Linh Sơn Hải Hội tọa lạc tại 13/81 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp. Năm 1931, quan tri phủ Lương Sơ Khai phát tâm muốn cất một ngôi chùa tại làng Bình Hòa, tỉnh Gia Ðịnh, đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Bửu Ðăng đứng ra xây dựng và trụ trì ngôi bảo tự Hải Hội này. Năm 1941, Hòa thượng dời ngôi chùa Hải Hội lên làng An Hội - tổng Bình Trị Thượng, Gò Vấp. Ngôi chùa mới cũng lấy tên là Hải Hội, vừa rộng lớn khang trang, vừa có vườn tược đủ để tự túc kinh tế cho đời sống tu hành

Chùa Linh Sơn Hải Hội tọa lạc tại 13/81 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp. Năm 1931, quan tri phủ Lương Sơ Khai phát tâm muốn cất một ngôi chùa tại làng Bình Hòa, tỉnh Gia Ðịnh, đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Bửu Ðăng đứng ra xây dựng và trụ trì ngôi bảo tự Hải Hội này. Năm 1941, Hòa thượng dời ngôi chùa Hải Hội lên làng An Hội - tổng Bình Trị Thượng, Gò Vấp. Ngôi chùa mới cũng lấy tên là Hải Hội, vừa rộng lớn khang trang, vừa có vườn tược đủ để tự túc kinh tế cho đời sống tu hành

Năm 1946, Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ ra đời, do Hòa thượng Thích Minh Nguyệt làm Hội trưởng. Sau đó, Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Gia Ðịnh được thành lập, Hòa thượng Thích Bửu Đăng được chư tôn đức cử làm Hội trưởng, trụ sở đặt tại chùa Tường Quang, xã An Phú Ðông

Năm 1946, Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ ra đời, do Hòa thượng Thích Minh Nguyệt làm Hội trưởng. Sau đó, Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Gia Ðịnh được thành lập, Hòa thượng Thích Bửu Đăng được chư tôn đức cử làm Hội trưởng, trụ sở đặt tại chùa Tường Quang, xã An Phú Ðông

Năm 1948, trên đường từ trụ sở Hội Phật giáo Cứu quốc ở chùa Tường Quang trở về chùa Linh Sơn Hải Hội, Hòa thượng Thích Bửu Đăng bị Pháp phục kích bắt giữ. Sau 3 ngày bị tra khảo, Hòa thượng vẫn nhất quyết không cung khai bất cứ tin gì; giặc Pháp xử bắn ngài tại cầu Tham Lương (H.Hóc Môn). Sau khi được tin, Mặt trận Việt Minh và Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Gia Ðịnh đã làm lễ truy điệu ngài trọng thể

Năm 1948, trên đường từ trụ sở Hội Phật giáo Cứu quốc ở chùa Tường Quang trở về chùa Linh Sơn Hải Hội, Hòa thượng Thích Bửu Đăng bị Pháp phục kích bắt giữ. Sau 3 ngày bị tra khảo, Hòa thượng vẫn nhất quyết không cung khai bất cứ tin gì; giặc Pháp xử bắn ngài tại cầu Tham Lương (H.Hóc Môn). Sau khi được tin, Mặt trận Việt Minh và Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Gia Ðịnh đã làm lễ truy điệu ngài trọng thể

Tịnh xá Ngọc Phương

Tịnh xá Ngọc Phương - tọa lạc tại số 498/1 đường Lê Quang Định, P.1, Q.Gò Vấp, TP.HCM, là ngôi tổ đình của Ni giới hệ phái Khất sĩ. Tịnh xá được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 2754/QĐ/BT, ngày 15-10-1994

Tịnh xá Ngọc Phương - tọa lạc tại số 498/1 đường Lê Quang Định, P.1, Q.Gò Vấp, TP.HCM, là ngôi tổ đình của Ni giới hệ phái Khất sĩ. Tịnh xá được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 2754/QĐ/BT, ngày 15-10-1994

Tịnh xá được cố Ni trưởng Huỳnh Liên, Trưởng Ni giới hệ phái Khất sĩ xây dựng năm 1957 và từ đó đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu

Tịnh xá được cố Ni trưởng Huỳnh Liên, Trưởng Ni giới hệ phái Khất sĩ xây dựng năm 1957 và từ đó đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu

Từ năm 1960 đến 1975, miền Nam bước vào khúc quanh lịch sử. Với tâm từ bi và trí dũng, Ni trưởng Huỳnh Liên đã lãnh đạo trực tiếp Ni giới Khất sĩ và nhất là Ni chúng tịnh xá Ngọc Phương tích cực tham gia vào các phong trào Phật giáo, ủng hộ phong trào sinh viên học sinh, nuôi dạy trẻ mồ côi, đấu tranh cho hòa bình...

Từ năm 1960 đến 1975, miền Nam bước vào khúc quanh lịch sử. Với tâm từ bi và trí dũng, Ni trưởng Huỳnh Liên đã lãnh đạo trực tiếp Ni giới Khất sĩ và nhất là Ni chúng tịnh xá Ngọc Phương tích cực tham gia vào các phong trào Phật giáo, ủng hộ phong trào sinh viên học sinh, nuôi dạy trẻ mồ côi, đấu tranh cho hòa bình...

Tháp tưởng niệm Ni trưởng Huỳnh Liên trong khuôn viên tịnh xá Ngọc Phương

Tháp tưởng niệm Ni trưởng Huỳnh Liên trong khuôn viên tịnh xá Ngọc Phương

Như Danh - Trung Thắng/Báo Giác Ngộ

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn/anh-tham-nhung-ngoi-co-tu-tren-100-tuoi-va-cac-tu-vien-duoc-cong-nhan-di-tich-lich-su-tai-tphcm-post74725.html