Tham vọng mở rộng của khối BRICS vấp phải 'hòn đá tảng'

Ấn Độ và Brazil phản ứng tiêu cực với ý tưởng mở rộng nhanh chóng của khối BRICS, ý kiến này đã được đại diện hai quốc gia nói trên bày tỏ.

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh khối BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi) lần thứ 15 sẽ được tổ chức ở thành phố Johannesburg của Nam Phi từ ngày 22 - 24/8, nhiều nước đã thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức.

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh khối BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi) lần thứ 15 sẽ được tổ chức ở thành phố Johannesburg của Nam Phi từ ngày 22 - 24/8, nhiều nước đã thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức.

Saudi Arabia, Iran, Ai Cập, Bangladesh, Algeria, Argentina và Ethiopia đều đã chính thức đăng ký làm thành viên, trong khi một vài quốc gia khác ví dụ như Indonesia đã được mời tham dự các cuộc họp khác nhau của khối.

Saudi Arabia, Iran, Ai Cập, Bangladesh, Algeria, Argentina và Ethiopia đều đã chính thức đăng ký làm thành viên, trong khi một vài quốc gia khác ví dụ như Indonesia đã được mời tham dự các cuộc họp khác nhau của khối.

Nam Phi - quốc gia hiện giữ cương vị Chủ tịch của BRICS cho biết, hơn 40 nước bày tỏ quan tâm tới khối kinh tế - chính trị do Trung Quốc và Nga dẫn dắt, trong đó có 22 nước đã chính thức nộp đơn xin gia nhập.

Nam Phi - quốc gia hiện giữ cương vị Chủ tịch của BRICS cho biết, hơn 40 nước bày tỏ quan tâm tới khối kinh tế - chính trị do Trung Quốc và Nga dẫn dắt, trong đó có 22 nước đã chính thức nộp đơn xin gia nhập.

Tuy nhiên lộ trình mở rộng BRICS đang gặp thách thức lớn, khi trong các cuộc đàm phán chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh tại Johannesburg, Ấn Độ và Brazil đã phản đối việc kết nạp Indonesia và Saudi Arabia.

Tuy nhiên lộ trình mở rộng BRICS đang gặp thách thức lớn, khi trong các cuộc đàm phán chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh tại Johannesburg, Ấn Độ và Brazil đã phản đối việc kết nạp Indonesia và Saudi Arabia.

New Delhi muốn các quy tắc nghiêm ngặt phải được áp dụng về cách thức và thời điểm kết nạp thành viên mới. Ấn Độ cho rằng BRICS nên mời các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia có khát vọng dân chủ như Argentina và Nigeria, thay vì Saudi Arabia.

New Delhi muốn các quy tắc nghiêm ngặt phải được áp dụng về cách thức và thời điểm kết nạp thành viên mới. Ấn Độ cho rằng BRICS nên mời các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia có khát vọng dân chủ như Argentina và Nigeria, thay vì Saudi Arabia.

Trong khi đó Brazil đề xuất tầm nhìn của riêng mình về việc mở rộng khối, họ cho rằng nên lập danh sách “quan sát viên” và “quốc gia đối tác”, trước khi kết nạp thành viên chính thức, không nên vội vàng như hiện nay.

Trong khi đó Brazil đề xuất tầm nhìn của riêng mình về việc mở rộng khối, họ cho rằng nên lập danh sách “quan sát viên” và “quốc gia đối tác”, trước khi kết nạp thành viên chính thức, không nên vội vàng như hiện nay.

Trong số hai quốc gia lãnh đạo của BRICS, trong khi Trung Quốc ủng hộ dự định mở rộng khối nhanh chóng thì Nga lại giữ quan điểm trung dung, Moskva không phản đối nhưng cũng chẳng ủng hộ nhiệt tình.

Trong số hai quốc gia lãnh đạo của BRICS, trong khi Trung Quốc ủng hộ dự định mở rộng khối nhanh chóng thì Nga lại giữ quan điểm trung dung, Moskva không phản đối nhưng cũng chẳng ủng hộ nhiệt tình.

Với thực tế trên, có lẽ việc mở rộng quy mô Nhóm các nền kinh tế mới nổi chưa thể diễn ra ngay tại Hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại thành phố Johannesburg vào tháng 8/2023.

Với thực tế trên, có lẽ việc mở rộng quy mô Nhóm các nền kinh tế mới nổi chưa thể diễn ra ngay tại Hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại thành phố Johannesburg vào tháng 8/2023.

Trước đó, các quốc gia BRICS cũng chưa thể đồng thuận trong việc tạo ra một đồng tiền chung nhằm đối trọng với USD, nguyên nhân bắt nguồn từ những phản đối của Ấn Độ.

Trước đó, các quốc gia BRICS cũng chưa thể đồng thuận trong việc tạo ra một đồng tiền chung nhằm đối trọng với USD, nguyên nhân bắt nguồn từ những phản đối của Ấn Độ.

Sau quá trình bàn thảo, các bên không thể đồng ý về những điều khoản của phương pháp xác định tỷ giá đối với loại tiền tệ mới, trong đó nổi bật là New Delhi không hài lòng với phần mà nước này được cung cấp trong rổ đa tiền tệ.

Sau quá trình bàn thảo, các bên không thể đồng ý về những điều khoản của phương pháp xác định tỷ giá đối với loại tiền tệ mới, trong đó nổi bật là New Delhi không hài lòng với phần mà nước này được cung cấp trong rổ đa tiền tệ.

Nếu nhìn vào tỷ lệ GDP danh nghĩa thì Trung Quốc chiếm 70% của khối BRICS và Ấn Độ chỉ 13,5%. Trong trường hợp này, có một tác động trực tiếp đến sự phụ thuộc của đồng tiền BRICS mới vào đồng nhân dân tệ, điều mà New Delhi khó chấp nhận.

Nếu nhìn vào tỷ lệ GDP danh nghĩa thì Trung Quốc chiếm 70% của khối BRICS và Ấn Độ chỉ 13,5%. Trong trường hợp này, có một tác động trực tiếp đến sự phụ thuộc của đồng tiền BRICS mới vào đồng nhân dân tệ, điều mà New Delhi khó chấp nhận.

Thứ hai, Ấn Độ không muốn trở nên phụ thuộc vào các loại tiền tệ biến động quá mức. Chỉ có đồng nhân dân tệ là ổn định, trong khi đồng real của Brazil và đồng rand của Nam Phi liên tục mất giá so với đồng đô la Mỹ. Tỷ giá hối đoái của đồng rúp cũng liên tục "nhảy múa".

Thứ hai, Ấn Độ không muốn trở nên phụ thuộc vào các loại tiền tệ biến động quá mức. Chỉ có đồng nhân dân tệ là ổn định, trong khi đồng real của Brazil và đồng rand của Nam Phi liên tục mất giá so với đồng đô la Mỹ. Tỷ giá hối đoái của đồng rúp cũng liên tục "nhảy múa".

Tình trạng đồng rupee mất giá so với đô la Mỹ cũng đang diễn ra, nhưng nếu tương quan với đồng tiền mới của BRICS, sự mất giá này có thể tăng lên. Trong khi đó, Ấn Độ rất xem trọng vị thế đối với đồng tiền quốc gia của mình.

Tình trạng đồng rupee mất giá so với đô la Mỹ cũng đang diễn ra, nhưng nếu tương quan với đồng tiền mới của BRICS, sự mất giá này có thể tăng lên. Trong khi đó, Ấn Độ rất xem trọng vị thế đối với đồng tiền quốc gia của mình.

Việc các nước BRICS không đạt được thỏa thuận về việc tạo ra đồng tiền chung rõ ràng là một thông tin khá tiêu cực đối với triển vọng của một liên minh địa chính trị và kinh tế mới.

Việc các nước BRICS không đạt được thỏa thuận về việc tạo ra đồng tiền chung rõ ràng là một thông tin khá tiêu cực đối với triển vọng của một liên minh địa chính trị và kinh tế mới.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tham-vong-mo-rong-cua-khoi-brics-vap-phai-hon-da-tang-post547502.antd