Thán phục 7 'bà mẹ' yêu thương con nhất thế giới động vật

Chẳng tình yêu nào sánh được với tình mẫu tử và ở động vật cũng không phải ngoại lệ. Sau đây là 7 bà mẹ hi sinh hết mình vì con trong thế giới động vật.

1. Khỉ đột. Khỉ đột là loài động vật linh trưởng lớn nhất thế giới. Các con khỉ đột trưởng thành thường nặng tới hàng trăm kilogam. Khỉ đột sơ sinh chỉ nặng khoảng 1,8 - 2,3 kilogam, nhưng chúng lớn rất nhanh.

1. Khỉ đột. Khỉ đột là loài động vật linh trưởng lớn nhất thế giới. Các con khỉ đột trưởng thành thường nặng tới hàng trăm kilogam. Khỉ đột sơ sinh chỉ nặng khoảng 1,8 - 2,3 kilogam, nhưng chúng lớn rất nhanh.

Giống như con của các động vật linh trưởng khác, khỉ đột con cũng có chân và bàn tay cầm nắm được từ lúc mới chào đời, giúp chúng bám vào bộ lông của mẹ.

Giống như con của các động vật linh trưởng khác, khỉ đột con cũng có chân và bàn tay cầm nắm được từ lúc mới chào đời, giúp chúng bám vào bộ lông của mẹ.

Tuy nhiên, khỉ đột mẹ vẫn phải ngày đêm chăm bẵm, không rời các con cho cho tới khi tay chân bé nhỏ của chúng trở nên mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, khỉ đột mẹ vẫn phải ngày đêm chăm bẵm, không rời các con cho cho tới khi tay chân bé nhỏ của chúng trở nên mạnh mẽ hơn.

2. Bạch tuộc. Bạch tuộc nuôi con tới mức quên đi bản thân mình, xứng đáng được xếp vào top những bà mẹ động vật yêu thương con nhất.

2. Bạch tuộc. Bạch tuộc nuôi con tới mức quên đi bản thân mình, xứng đáng được xếp vào top những bà mẹ động vật yêu thương con nhất.

Sau khi bạch tuộc cái đẻ hàng ngày quả trứng, một bộ phận có tên là Siphons vốn dùng để chỉ đạo việc di chuyển dưới nước sẽ giúp số trứng này được oxi hóa, từ đó tránh được số vi khuẩn gây hại.

Sau khi bạch tuộc cái đẻ hàng ngày quả trứng, một bộ phận có tên là Siphons vốn dùng để chỉ đạo việc di chuyển dưới nước sẽ giúp số trứng này được oxi hóa, từ đó tránh được số vi khuẩn gây hại.

Trong khoảng thời gian này, bạch tuộc mẹ thường không ăn cũng như không di chuyển ra ngoài khu vực đẻ trứng để trông chừng con mình.

Trong khoảng thời gian này, bạch tuộc mẹ thường không ăn cũng như không di chuyển ra ngoài khu vực đẻ trứng để trông chừng con mình.

3. Voi. Voi cái là những bà mẹ “mang nặng đẻ đau” nhất trong thế giới động vật, bởi khi vừa ra đời voi con đã nặng xấp xỉ một tạ. Voi con sinh ra chưa mở mắt, phải dùng vòi để cảm nhận và khám phá thế giới.

3. Voi. Voi cái là những bà mẹ “mang nặng đẻ đau” nhất trong thế giới động vật, bởi khi vừa ra đời voi con đã nặng xấp xỉ một tạ. Voi con sinh ra chưa mở mắt, phải dùng vòi để cảm nhận và khám phá thế giới.

Voi con thật may mắn vì chẳng những được mẹ chăm sóc và yêu thương vô điều kiện mà còn có bà nội, bà ngoại, các cô, các dì, các chị… sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ mình.

Voi con thật may mắn vì chẳng những được mẹ chăm sóc và yêu thương vô điều kiện mà còn có bà nội, bà ngoại, các cô, các dì, các chị… sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ mình.

4. Rái cá. Rái cá mẹ xứng đáng được coi là "bà mẹ của năm" vì chúng thực sự hi sinh tất cả vì con. Rái cái mẹ phải nỗ lực kiếm lượng thức ăn tăng gấp đôi để nuôi sống mình và các con.

4. Rái cá. Rái cá mẹ xứng đáng được coi là "bà mẹ của năm" vì chúng thực sự hi sinh tất cả vì con. Rái cái mẹ phải nỗ lực kiếm lượng thức ăn tăng gấp đôi để nuôi sống mình và các con.

Chúng cũng thường biến thân mình thành bè cứu sinh, vận chuyển các con đi đây đó trên mặt nước, ngay cả khi đang cho con bú. Nhiều rái cá mẹ bị chết sau khi cai sữa cho con vì quá lao lực.

Chúng cũng thường biến thân mình thành bè cứu sinh, vận chuyển các con đi đây đó trên mặt nước, ngay cả khi đang cho con bú. Nhiều rái cá mẹ bị chết sau khi cai sữa cho con vì quá lao lực.

5. Gấu trúc. Khi mới sinh ra, gấu trúc con bị mù tạm thời và rất nhỏ. Con non mới sinh chỉ nặng từ 100-150 gram trong khi mẹ chúng có cân nặng 140kg. Chăm sóc một con non như vậy cần rất nhiều sự nỗ lực, tỉ mỉ và cẩn thận.

5. Gấu trúc. Khi mới sinh ra, gấu trúc con bị mù tạm thời và rất nhỏ. Con non mới sinh chỉ nặng từ 100-150 gram trong khi mẹ chúng có cân nặng 140kg. Chăm sóc một con non như vậy cần rất nhiều sự nỗ lực, tỉ mỉ và cẩn thận.

Vì vậy các bà mẹ gấu trúc thường ôm con 24/24. Vào năm 2013, mẹ gấu trúc có tên Mei Xiang, sống tại vườn thú quốc gia Smithsonian đã bảo vệ con của mình tới nỗi quên ăn, quên ngủ. Thậm chí Mei còn ngăn cản những nhân viên vườn thú và cán bộ chăm sóc tới để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con non.

Vì vậy các bà mẹ gấu trúc thường ôm con 24/24. Vào năm 2013, mẹ gấu trúc có tên Mei Xiang, sống tại vườn thú quốc gia Smithsonian đã bảo vệ con của mình tới nỗi quên ăn, quên ngủ. Thậm chí Mei còn ngăn cản những nhân viên vườn thú và cán bộ chăm sóc tới để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con non.

6. Cá heo. Cá heo là một trong số những sinh vật biển sở hữu tốc độ bơi rất nhanh. Khi sinh con ra, những cá thể non cần phải theo kịp bố mẹ của chúng. Để giúp đỡ cho quá trình này, các bà mẹ cá heo sẽ dẫn đường, liên tục để ý không gian xung quanh và tạo không gian an toàn cho cá heo con.

6. Cá heo. Cá heo là một trong số những sinh vật biển sở hữu tốc độ bơi rất nhanh. Khi sinh con ra, những cá thể non cần phải theo kịp bố mẹ của chúng. Để giúp đỡ cho quá trình này, các bà mẹ cá heo sẽ dẫn đường, liên tục để ý không gian xung quanh và tạo không gian an toàn cho cá heo con.

Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, nếu chúng lạc mất con của mình, người mẹ sẽ phát ra một âm thanh đặc trưng, đó là tiếng huýt sáo, giống như gọi tên chính mình. Lúc này, những con non đi lạc mẹ chúng có thể tìm lại được thông qua việc hồi đáp âm thanh này.

Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, nếu chúng lạc mất con của mình, người mẹ sẽ phát ra một âm thanh đặc trưng, đó là tiếng huýt sáo, giống như gọi tên chính mình. Lúc này, những con non đi lạc mẹ chúng có thể tìm lại được thông qua việc hồi đáp âm thanh này.

7. Chẳng có con vật nào muốn gây hấn với một con nhện sói cái vừa đẻ trứng. Bà mẹ này vô cùng hung hăng và sẽ chiến đấu quyết liệt nếu có kẻ nào dám động vào túi trứng đang gắn chặt vào bộ phận nhả tơ của nó.

7. Chẳng có con vật nào muốn gây hấn với một con nhện sói cái vừa đẻ trứng. Bà mẹ này vô cùng hung hăng và sẽ chiến đấu quyết liệt nếu có kẻ nào dám động vào túi trứng đang gắn chặt vào bộ phận nhả tơ của nó.

Khi các quả trứng nở, hàng trăm con nhện con sẽ trèo lên lưng của mẹ chúng. Nhện mẹ sẽ phải đưa chúng đi cùng suốt nhiều ngày trước khi các con phát triển hoàn thiện và có thể tự mình di chuyển.

Khi các quả trứng nở, hàng trăm con nhện con sẽ trèo lên lưng của mẹ chúng. Nhện mẹ sẽ phải đưa chúng đi cùng suốt nhiều ngày trước khi các con phát triển hoàn thiện và có thể tự mình di chuyển.

Lê Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/than-phuc-7-ba-me-yeu-thuong-con-nhat-the-gioi-dong-vat-1650424.html