Thangka trong văn hóa Phật giáo Mật Tông

Thangka, hay còn gọi là tranh vẽ có thể dễ dàng cuộn tròn, đặc biệt phổ biến ở Tây Tạng và các khu vực ảnh hưởng của văn hóa vùng Himalaya.

Thangka, hay còn gọi là tranh vẽ có thể dễ dàng cuộn tròn, đặc biệt phổ biến ở Tây Tạng và các khu vực ảnh hưởng của văn hóa vùng Himalaya.

Tranh được sử dụng không chỉ trong nghi lễ, thờ tự, thiền định… Thangka hiện hữu trong cuộc sống thường ngày và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm linh, niềm tin của con người trong không gian văn hóa Hymalaya.

Với lịch sử phát triển ở vùng Himalaya hơn 2000 năm, thangka ཐང་ཀ་ trong tiếng Tây Tạng, có nghĩa là ‘’thông điệp được ghi lại trên mặt phẳng’’. Từ “Thang” có nghĩa là phẳng, những họa phẩm thực hiện trên mặt phẳng, có thể cuộn lại khi không cần trưng bày, và từ Thangka được gọi là “tranh cuộn” chỉ những họa phẩm cuốn lại được.

Ảnh tác giả cung cấp

Ảnh tác giả cung cấp

Thangka chủ yếu hình chữ nhật, có kích thước từ nhỏ như bàn tay để dễ mang theo đến những bức lớn khổng lồ treo che kín cả một vách núi, những bức tranh khổng lồ này chỉ xuất hiện trong các dịp lễ trọng đại hoặc lễ hội. Chất liệu thangka vô cùng phong phú, được vẽ trên da, trên toan, trên vải Gothang – một loại vải đay truyền thống của Tây Tạng hoặc trên Trithang – một loại vải lụa đặc biệt.

Bà Mai Thị Ngọc Oanh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam vaồng Ngô Xuân Tiến - Tổng Biên tập tạp chí Mỹ thuật ngắm bức thangka Quan Âm Thắng Hải vẽ bằng chất liệu màu từ san hô đỏ.Ảnh tác giả cung cấp

Bà Mai Thị Ngọc Oanh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam vaồng Ngô Xuân Tiến - Tổng Biên tập tạp chí Mỹ thuật ngắm bức thangka Quan Âm Thắng Hải vẽ bằng chất liệu màu từ san hô đỏ.Ảnh tác giả cung cấp

Để nói về chất liệu tạo màu sắc cho mỗi tấm thangka cũng là những câu chuyện dài với nhiều thể loại như vẽ bột màu bằng đá quý (Tsontang) vẽ vàng nước (Nagtang) tranh thêu (Tshimtang) tranh bằng mảnh lụa ghép (Gotang) Tranh gỗ khắc từng nét…

Bức thangka madala được vẽ trên vải Gothang, bột mầu bằng vàng và đá quý. Ảnh tác giả cung cấp

Bức thangka madala được vẽ trên vải Gothang, bột mầu bằng vàng và đá quý. Ảnh tác giả cung cấp

Nhưng phổ biến hơn cả là tranh vẽ bằng bột màu bằng đá quý, những viên đá quý màu chất lượng nhất được lựa chọn và mài mịn, bột đá mài và lọc mịn sẽ trộn với keo da trâu, công đoạn trộn kỹ, vắt nước, ủ men… để có lớp màu mịn, có nhiều người sau khi chiêm bái thangka đã có những cảm xúc rung động với những mảng màu tưởng như đối nghịch mà lại rất hài hòa, ấn tượng.

Bức thangka khổng lồ dài tới 18m được mở 12 năm/ lần tại vùng Amdo, Tây Tạng. Ảnh tác giả cung cấp

Bức thangka khổng lồ dài tới 18m được mở 12 năm/ lần tại vùng Amdo, Tây Tạng. Ảnh tác giả cung cấp

Các nghệ nhân ngoài những nét vẽ tài hoa, cách phối màu độc đáo phải chịu được nhiệt độ cao tới mức nóng bỏng của cây bút, bởi nếu để lâu, màu nguội, keo da trâu sẽ đông lại. Về bố cục, thangka đặc biệt ấn tượng bởi sự tuân thủ tính trang trí hình học, các hình dạng và màu sắc vô cùng đặc biệt.

Thangka thường được sử dụng làm công cụ giảng dạy trong giáo dục tâm linh đặc biệt là các nghi lễ của Phật giáo Mật tông.

Tranh đã giúp người xem hiểu sâu hơn về các khái niệm tâm linh, như sự giác ngộ, lòng từ bi và sự vô ngã, các hình ảnh của đức Phật, Bồ tát, và các vị thánh, hộ pháp… Cùng với các biểu tượng và họa tiết liên quan đến giáo lý Phật giáo, thangka giúp người xem hiểu về các khái niệm tôn giáo và triết lý nhân sinh, giúp người hành thiền tập trung và dễ dàng hơn trong việc thiền định, thúc đẩy sự bình an và tĩnh lặng cho mọi người.

Những họa tiết được vẽ chi tiết, mỗi bức thangka có thể vẽ từ 01- 05 năm. Ảnh tác giả cung cấp

Những họa tiết được vẽ chi tiết, mỗi bức thangka có thể vẽ từ 01- 05 năm. Ảnh tác giả cung cấp

Mỗi bức Thangka không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một phương tiện truyền tải văn hóa và tri thức. Việc sáng tác thangka khuyến khích sự sáng tạo và phát triển kỹ năng nghệ thuật của cá nhân. Với người dân Himalaya, việc thực hành vẽ thangka, thực hành Pháp cùng thangka, hay cùng nhau chiêm bái và tôn thờ thangka luôn tạo ra sự gắn kết trong cộng đồng.

Thangka Ngũ bộ thần tài được vẽ bằng sợi chỉ vàng từ Bhutan, cần ít nhất 36 tháng để hoàn thiện thangka này. Ảnh tác giả cung cấp

Thangka Ngũ bộ thần tài được vẽ bằng sợi chỉ vàng từ Bhutan, cần ít nhất 36 tháng để hoàn thiện thangka này. Ảnh tác giả cung cấp

Thangka có mặt trong các sự kiện lễ hội và hoạt động chia sẻ văn hóa, góp phần vào việc bảo tồn và truyền bá tri thức Phật giáo qua các thế hệ, giúp duy trì các giá trị văn hóa và tôn giáo, thể hiện nghệ thuật truyền thống của các nghệ sĩ Tây Tạng và phản ánh văn hóa, lịch sử, và phong tục của khu vực Hiamlaya huyền bí.

Với các hành giả kim cương thừa, Thangka không chỉ là hình thức nghệ thuật mà còn là một công cụ mạnh mẽ trong việc khám phá bản thân và kết nối với vũ trụ.

Nhiều người tin rằng việc tạo ra hoặc chiêm ngưỡng Thangka có thể mang lại cảm giác chữa lành về mặt tinh thần và cảm xúc, khi tâm trí của an lành, được hỗ trợ nguồn năng lượng tâm linh siêu nhiên từ vũ trụ phát ra từ Thangka, mọi việc dần trở nên thuận lợi, vì vậy Thangka còn hỗ trợ mang lại sự bình an và may mắn từ nội tâm.

Thangka không chỉ là hình thức nghệ thuật tạo hình độc đáo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, thiền định và kết nối con người với nhau trong một cộng đồng tâm linh.

Tác giả: Cát Khánh

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/thangka-trong-van-hoa-phat-giao-mat-tong.html