Thanh Nham cổ trấn - điểm đến không thể bỏ qua khi tới Quý Châu, Trung Quốc

Nằm cách trung tâm thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc khoảng 29km, khu du lịch Thanh Nham cổ trấn có tổng diện tích khoảng 5,8km2, trong đó, nội thành của Thanh Nham cổ trấn rộng 3km2.

Thời phong kiến,Thanh Nham cổ trấn là một vị trí quan trọng về mặt quân sự, được xây dựng năm 1373, ban đầu vốn là nơi đóng quân. Trải qua mấy trăm năm với nhiều lần xây dựng và mở rộng, Thanh Nham cổ trấn từ một tòa thành được đắp bằng đất, đã được xây bằng đá, có 4 cổng đông, tây, nam, bắc. Hiện chỉ còn cổng nam và cổng bắc.

Thanh Nham cổ trấn có 4 con phố chính, 26 ngõ nhỏ. Các con đường, ngõ nhỏ được trải lát bằng đá. Tường nhà của người dân cũng được xây bằng đá đúng với tên gọi Thanh Nham - đá xanh. Các công trình kiến trúc trong nội thành vẫn được bảo tồn nguyên vẹn theo lối kiến trúc phong kiến từ cổng nhà, mái ngói, ô cửa sổ...

Thanh Nham cổ trấn có nhiều di tích như lầu, đài, đình, các, chùa, miếu, cung, đền, tháp, viện... Trong đó nổi bật nhất là nhất cung (Cung Vạn Thọ), nhị đền (đền thổ ty Ban Lân Quý, đền Triệu Quốc Chú), ngũ các (Khuê Quang các, Văn Xương các, Vân Long các, Tam Cung các, Ngọc hoàng các), bát miếu (miếu Tôn Tẫn, miếu Thần tài, miếu Hỏa thần, miếu Hắc thần, miếu Dược vương, miếu Lôi Tổ, miếu Xuyên Chủ, miếu Đông Nhạc), cửu tự (chùa Cửu Tuyền, chùa Từ Vân, chùa Hoan Âm, chùa Triều Dương, chùa Thọ Phúc, chùa Viên Thông, chùa Nghênh Tường, chùa Phượng Hoàng, chùa Liên Hoa). Ngoài ra, còn có thư viện cổ Thanh Nam, Phủ Trạng Nguyên...

Năm 2005, Thanh Nam cổ trấn được công nhận là cổ trấn văn hóa lịch sử quốc gia, đến năm 2017 tiếp tục được bình chọn là khu du lịch quốc gia cấp 5A.

Du khách chụp ảnh check-in ngay từ ngoài cổng Thanh Nham cổ trấn.

Du khách chụp ảnh check-in ngay từ ngoài cổng Thanh Nham cổ trấn.

Một trong 2 cổng thành của Thanh Nham cổ trấn còn được bảo tồn đến ngày nay.

Một trong 2 cổng thành của Thanh Nham cổ trấn còn được bảo tồn đến ngày nay.

Vạn Thọ Cung-một điểm di tích trong thành cổ Thanh Nham.

Vạn Thọ Cung-một điểm di tích trong thành cổ Thanh Nham.

Con đường, tường nhà, bậc thềm đều được xây bằng đá, đúng với tên gọi Thanh Nham.

Con đường, tường nhà, bậc thềm đều được xây bằng đá, đúng với tên gọi Thanh Nham.

Ngõ nhỏ, tường đá và mái ngói xám luôn là điểm check-in hoài cổ của du khách.

Ngõ nhỏ, tường đá và mái ngói xám luôn là điểm check-in hoài cổ của du khách.

Một ngôi nhà cổ truyền thống thời xưa.

Một ngôi nhà cổ truyền thống thời xưa.

Không gian phòng khách trong nhà cổ.

Không gian phòng khách trong nhà cổ.

Giường ngủ thời phong kiến xưa.

Giường ngủ thời phong kiến xưa.

 Du khách trang điểm để chuẩn bị mặc trang phục dân tộc truyền thống check-in trong thành cổ.

Du khách trang điểm để chuẩn bị mặc trang phục dân tộc truyền thống check-in trong thành cổ.

Bé gái tạo dáng chụp ảnh trong trang phục dân tộc truyền thống.

Bé gái tạo dáng chụp ảnh trong trang phục dân tộc truyền thống.

Thiếu nữ chụp ảnh trước cổng một ngôi nhà cổ.

Thiếu nữ chụp ảnh trước cổng một ngôi nhà cổ.

Du khách tìm hiểu vải nhuộm sáp thủ công - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Trung Quốc.

Du khách tìm hiểu vải nhuộm sáp thủ công - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Trung Quốc.

Một số món ăn truyền thống ở Thanh Nham cổ trấn như: chân giò hầm, thịt bò khô, kẹo hoa hồng, kẹo vừng….

Một số món ăn truyền thống ở Thanh Nham cổ trấn như: chân giò hầm, thịt bò khô, kẹo hoa hồng, kẹo vừng….

Một đoạn tường thành đá nhìn từ trên cao giống như Vạn lý trường thành thu nhỏ.

Một đoạn tường thành đá nhìn từ trên cao giống như Vạn lý trường thành thu nhỏ.

Thanh Nham cổ trấn nhìn từ trên cao.

Thanh Nham cổ trấn nhìn từ trên cao.

HỮU HƯNG-HỒ QUÂN Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-thanh-nham-co-tran-diem-den-khong-the-bo-qua-khi-toi-quy-chau-trung-quoc-post826526.html