Thành phố duy nhất ở Việt Nam được đặt tên theo một loài cây, nghe nhiều nhưng không phải ai cũng biết

Dù có thể đã nghe tên thành phố này nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa thật sự phía sau tên gọi. Được biết, cái tên đặc biệt đó xuất phát từ loại cây mọc rất nhiều ở địa phương.

Ở Việt Nam, tên gọi của mỗi tỉnh thành gắn liền với một ý nghĩa riêng biệt. Nhưng để nói đến nơi được đặt tên theo một loài cây thì chỉ duy nhất thành phố Rạch Giá mà thôi. Cổng thông tin điện tử thành phố Rạch Giá cho biết, nơi đây xưa kia có nhiều cây giá, mọc nhiều đến mức thành rừng. Ngoài ra địa phương còn có một rách nước chảy ngang ra biển. Người dân khi đến đây khai hoang, thấy vậy nên đặt tên cho vùng đất là Rạch Giá.

Rạch Giá có nhiều điểm tham quan thú vị. Ảnh: Internet

Rạch Giá có nhiều điểm tham quan thú vị. Ảnh: Internet

Về cây giá, nhiều người miền Bắc có thể không biết đến nó. Giá là thực vật sống ở vùng ngập nước, cửa biển, tương tự như cây đước, mắm, sú, vẹt, bần… Giá có ở Nam Bộ nước ta từ lâu, có thể chịu đựng được môi trường khắc nghiệt. Loài cây này có rễ không to nhưng lại chằng chịt, chồng chéo vào nhau theo vòng tròn nên có thể chống lại sức mạnh của gió thổi, sóng đánh. Đặc biệt, lá cây giá khi già không chuyển màu vàng úa mà lại có màu đỏ như máu.

Chùa Tam Bảo là công trình cổ kính tại Rạch Giá. Ảnh: Internet

Chùa Tam Bảo là công trình cổ kính tại Rạch Giá. Ảnh: Internet

Rạch Giá chính là tỉnh lỵ của Kiên Giang – tỉnh lớn nhất miền Tây Nam Bộ hiện nay. Thành phố có diện tích 105,86 km², dân số năm 2020 là 228.416 người[1], mật độ dân số đạt 2.158 người/km².

Tham quan cổng Tam Quan tại Rạch Giá. Ảnh: Internet

Tham quan cổng Tam Quan tại Rạch Giá. Ảnh: Internet

Ở Rạch Giá có tượng đài Nguyễn Trung Trực (1838-1868) nổi tiếng. Vị anh hùng này là thủ lĩnh của phong trào chống Pháp ở Nam Bộ vào nửa cuối thế kỷ XIX. Ông sinh ra trong một gia đình chài lưới tại phủ Tân An, tỉnh Gia Đinh (nay là Bến Lức, tỉnh Long An).

Tượng đài Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Internet

Tượng đài Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Internet

Sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của Nguyễn Trung Trực được người đời đúc kết trong 2 câu: “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa/ Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”. Ông từng đầu quân cho Nguyễn Tri Phương vào năm 1859. Đáng tiếc là thời điểm đó vị anh hùng này lại không được trọng dụng. 1 năm sau, ông gia nhập nghĩa quân Trương Định và lập loạt chiến công, khiến quân Pháp kinh hãi.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực là công trình cổ nổi tiếng tại Rạch Giá. Ảnh: Internet

Đền thờ Nguyễn Trung Trực là công trình cổ nổi tiếng tại Rạch Giá. Ảnh: Internet

Năm 1868, người anh hùng Nguyễn Trung Trực bị bắt và hành quyết ngay tại Rạch Giá. Câu nói nổi tiếng của ông trước khi nhắm mắt là: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Theo Sở hữu trí tuệ

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/thanh-pho-duy-nhat-o-viet-nam-duoc-dat-ten-theo-mot-loai-cay-nghe-nhieu-nhung-khong-phai-ai-cung-biet/20240903103858511