THẢO LUẬN TẠI TỔ 4: LÀM RÕ ĐIỀU KIỆN, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 20/6, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Các ý kiến thảo luận tại Tổ 4 đề nghị thiết kế thêm một chương riêng về vấn đề huy động sức dân tham gia vào bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đồng thời làm rõ điều kiện, tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động để đảm bảo các quy định chặt chẽ.

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 4

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 4

Tổ 4 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế và Tp.Hải Phòng. Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu điều hành phiên thảo luận.

Qua thảo luận, các ý kiến tại Tổ 4 cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật và cho rằng, việc xây dựng Luật này là phù hợp với nội dung văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019, Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư. Tuy nhiên, hoạt động của lực lượng Công an chính quy tại xã, phường, thị trấn hiện nay gặp nhiều khó khăn trong quán xuyến địa bàn, hiểu biết về phong tục tập quán, sử dụng tiếng dân tộc thiểu số… nên cần có sự tham gia của các lực lượng quần chúng ở cơ sở, nhất là lực lượng Công an xã bán chuyên trách trước đây, Bảo vệ dân phố, Dân phòng là một đòi hỏi tất yếu.

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu

Theo Tờ trình của Chính phủ, đây là lực lượng nòng cốt trong đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở. Đại biểu Hoàng Quốc Khánh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đề nghị cần xác định đây là lực lượng nòng cốt để hỗ trợ cho lực lượng Công an chính quy, lực lượng này tùy theo điều kiện cụ thể để quyết định. Nếu không thì sẽ phát sinh rất nhiều biên chế và kinh phí, tổ chức bộ máy.

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ về tổ chức bộ máy. Tại Điều 17 quy định giao cho HĐND tỉnh quyết định biên chế của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Sau đó căn cứ quyết định của HĐND tỉnh hàng năm, thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở rồi UBND xã quyết định. Đại biểu Hoàng Quốc Khánh bày tỏ băn khoăn số lượng và biên chế trong việc thành lập Tổ như thế nào trong khi Điều 17 của dự thảo Luật quy định còn chung chung. Trong khi đó, Điều 16 quy định kinh phí do địa phương tự cân đối, bố trí nguồn kinh phí. Trường hợp các địa phương khó khăn thì Trung ương hỗ trợ nếu có điều kiện. Đại biểu Hoàng Quốc Khánh nhận thấy, quy định như vậy sẽ không khả thi.

Về điều kiện nơi làm việc, dự thảo quy định UBND xã căn cứ vào tình hình bố trí nơi làm việc ở nơi sinh hoạt cộng đồng. Đại biểu Hoàng Quốc Khánh cho rằng, điểm sinh hoạt văn hóa thì không thể bố trí thành nơi làm việc, do đó đề nghị cần quy định rõ thì mới thực hiện được.

Liên quan đến tuổi tham gia lực lượng trật tự, an ninh ở cơ sở tại Điều 4 quy định về tiêu chuẩn tuyển chọn, hồ sơ tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đại biểu Hoàng Quốc Khánh nhận thấy, dự thảo quy định người từ đủ 18 tuổi đủ các điều kiện thì được tham gia lực lượng này, nhưng tối đa bao nhiêu tuổi thì hiện chưa có quy định cụ thể. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần có quy định chặt chẽ nội dung này.

Đại biểu cho rằng, việc đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở phải đảm bảo nhiệm vụ trực tiếp, nhiều việc liên quan đến việc phát sinh ở cơ sở, phát sinh va chạm… Do đó, đại biểu đề nghị, trên cơ sở điều kiện, tiêu chí, tiêu chuẩn quy định của UBND xã, trên cơ sở đề xuất của công an xã quyết định người làm Tổ trưởng và thành viên Tổ dân phố thì sẽ hợp lý hơn.

Vì vậy, đại biểu Hoàng Quốc Khánh đề nghị cần làm rõ điều kiện, tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động để đảm bảo các quy định chặt chẽ và hoàn thiện dự thảo Luật.

Đồng tình với quan điểm của đại biểu Hoàng Quốc Khánh về tuổi tham gia lực lượng trật tự, an ninh ở cơ sở, đại biểu Hoàng Văn Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu cho rằng, dự thảo Luật quy định độ tuổi tuyển chọn vào lực lượng này nhưng lại không không giới hạn độ tuổi. Trong khi đó tại khoản 1 Điều 9 quy định lực lượng này tham gia phòng cháy chữa cháy, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Nếu không giới hạn độ tuổi thì một số nơi, một số địa bàn thực hiện nhiệm vụ này nhưng lực lượng này không thể tham gia được. Do đó, đại biểu Hoàng Văn Bình đề nghị xem xét quy định về giới hạn độ tuổi.

Về chế độ chính sách chi trả ngày công, đại biểu Hoàng Văn Bình nhận thấy, HĐND cấp tỉnh quy định vấn đề này nhưng không có số liệu cụ thể thì sẽ rất khó trong việc quy định chế độ.

Ngoài ra, đại biểu băn khoăn các điều khoản của Điều 20 giao HĐND cấp tỉnh quy định hay giao Chính phủ quy định chi tiết việc bồi dưỡng, hỗ trợ đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đề nghị cần được làm rõ.

Nhấn mạnh lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện, do đó, đại biểu Hoàng Văn Bình đề nghị cơ quan soạn thảo nên quy định trợ cấp ngày công lao động khi được huy động làm nhiệm vụ nếu không được hưởng trợ cấp thường xuyên, hàng tháng. Đại biểu cũng băn khoăn nếu được hưởng trợ cấp thường xuyên, hàng tháng thì có ảnh hưởng gì lớn đến ngân sách Nhà nước hay không? Khi nào huy động tham gia làm nhiệm vụ thì được chi trả? Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét các nội dung này.

Đại biểu Nguyễn Chu Hổi - Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng

Đại biểu Nguyễn Chu Hổi - Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng

Góp ý vào dự án Luật, đại biểu Nguyễn Chu Hổi - Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng nhất trí sự cần thiết ban hành Luật này. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, hiện dự thảo Luật còn thiếu một lực lượng rất quan trọng ở cơ sở đó là nhân dân. Đề nghị cần thiết kế một chương riêng về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là nhân dân.

“Nếu dân không tham gia vào công cuộc này, không dựa vào dân thì rất khó khăn. Nếu dựa vào dân thì chính là cách lo xa, lo sớm, phải đảm bảo môi trường dân chủ, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, cuộc sống tối thiểu và công bằng cho người dân. Từ lực lượng lãnh đạo quản lý nhà nước về hành chính, cho đến các lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở, muốn làm tốt từ biên giới đến hải đảo cho đến nông thôn thì đều phải dựa vào dân”, đại biểu Nguyễn Chu Hồi nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi nêu rõ, huy động sức dân là quan trọng, đề nghị thêm 1 chương vào Luật này là: Huy động sức dân tham gia vào bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Vấn đề là làm sao để Luật được quy định chặt chẽ, toàn diệ̣n hơn, bao trùm hơn để điều chỉnh hành vi của xã hội ở mức độ rộng rãi và mang tính chất liên kết, gắn kết… Đại biểu cho rằng, đây là quan điểm cần được nhận thức đúng hơn đối với không gian an ninh, trật tự ở cơ sở để thực hiện được mục tiêu bao trùm.

Có ý kiến đề nghị rà soát cho cân đối, logic giữa các chương, điều của dự thảo Luật, hợp lý với mục tiêu xây dựng Luật. Một số ý kiến đề nghị đánh giá cụ thể hơn tính khả thi về mô hình tổ chức, số lượng người tham gia tùy vào yêu cầu thực tế tình hình an ninh, trật tự ở cơ sở để bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao mà không lãng phí nhân lực./.

Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận ở Tổ 4:

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu điều hành phiên thảo luận tại Tổ 4.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu điều hành phiên thảo luận tại Tổ 4.

Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế tại phiên thảo luận tổ.

Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế tại phiên thảo luận tổ.

Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau tại phiên thảo luận tổ.

Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau tại phiên thảo luận tổ.

Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu tại phiên thảo luận tổ.

Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu tại phiên thảo luận tổ.

Đại biểu Vũ Thanh Chương - Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng góp ý vào dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Đại biểu Vũ Thanh Chương - Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng góp ý vào dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi - Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng đề nghị thiết kế thêm 1 chương vào Luật này là: Huy động sức dân tham gia vào bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Vấn đề là làm sao để Luật được quy định chặt chẽ, toàn diện hơn, bao trùm hơn.

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi - Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng đề nghị thiết kế thêm 1 chương vào Luật này là: Huy động sức dân tham gia vào bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Vấn đề là làm sao để Luật được quy định chặt chẽ, toàn diện hơn, bao trùm hơn.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế góp ý về quy định quan hệ công tác, phối hợp của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế góp ý về quy định quan hệ công tác, phối hợp của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Các đại biểu Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng tại phiên thảo luận tổ.

Các đại biểu Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng tại phiên thảo luận tổ.

Đại biểu Lê Thanh Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau đề nghị cần làm rõ cơ sở chính trị để ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Đại biểu Lê Thanh Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau đề nghị cần làm rõ cơ sở chính trị để ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Đại biểu Tống Văn Băng - Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng tham gia góp ý tại phiên thảo luận ở Tổ 4.

Đại biểu Tống Văn Băng - Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng tham gia góp ý tại phiên thảo luận ở Tổ 4.

Bích Ngọc - Phạm Thắng

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=77192