THẢO LUẬN TỔ 13: BỔ SUNG MỘT SỐ HÀNH VI BỊ CẤM KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRONG DỰ THẢO LUẬT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Sáng 10/11, sau khi nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Đường bộ; dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống sói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Cho ý kiến về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, một số ý kiến đề nghị rà soát quy định về giải thích từ ngữ và bổ sung một số hành vi bị cấm khi tham gia giao thông.

THẢO LUẬN TỔ 13: SỬA ĐỔI ĐỂ HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO CHẶT CHẼ, CÔNG KHAI, MINH BẠCH

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13, gồm các Đoàn ĐBQH Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13, gồm các Đoàn ĐBQH Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang

Thảo luận tại Tổ 13 (gồm các Đoàn ĐBQH Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang) về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các ý kiến tại tổ đều thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về xây dựng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đánh giá cao Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải đã tập trung xây dựng Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với tinh thần rất quyết liệt, trên cơ sở tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý của các bộ, ban, ngành, địa phương; thực hiện nhiều lần chỉnh lý, hoàn thiện và đến nay đã hoàn thiện dự thảo để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6.

Đại biểu nhấn mạnh, quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hai lĩnh vực có tính chất đặc thù khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường thành một dự thảo Luật riêng là phù hợp và thật sự cần thiết trong tình hình hiện nay.

Rà soát quy định về giải thích từ ngữ đảm bảo thống nhất, đồng bộ.

Đóng góp ý kiến về một số nội dung cụ thể, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk đề nghị ban soạn thảo rà soát quy định về giải thích từ ngữ quy định tại Điều 3 của dự thảo luật. Trong đó, một số từ ngữ chưa được giải thích rõ ràng, đề nghị thống nhất người tham gia giao thông hay người lái xe. Đại biểu đề nghị bỏ từ “cố gắng” tại Điều 17 của dự thảo luật, bởi cụm từ này mang tính định tính, không định lượng rõ ràng; đồng thời thống nhất sử dụng từ “ô” hay “dù” (Điều 31) cho thống nhất.

Cũng cho ý kiến đối với quy định về giải thích từ ngữ, đại biểu Lưu Bá Mạc – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho biết, khoản 40 Điều 3, quy định: “Tai nạn giao thông đường bộ là sự việc xảy ra khi người, phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ hoặc ở các địa bàn giao thông khác….”. Đại biểu đề nghị cân nhắc bổ sung một khoản trong Điều 3 này để giải thích từ ngữ đối với cụm từ: “địa bàn giao thông khác”, với lý do cụm từ “địa bàn giao thông khác” tương đối rộng, do vậy cần có giải thích từ ngữ để dễ hiểu hơn, nhằm thuận tiện phục vụ cho công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.

Đại biểu Lưu Bá Mạc – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Đại biểu Lưu Bá Mạc – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Tại khoản 7 Điều 8 về các hành vi bị nghiêm cấm quy định: “Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông”, đại biểu Lưu Bá Mạc đề nghị cân nhắc bổ sung cụm từ "hoặc để xe" và viết lại cụ thể như sau: “Giao xe hoặc để xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông”. Theo đại biểu, xác định xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ, được quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015, trên thực tế có nhiều chủ xe không có biện pháp quản lý xe, để xe, để chìa khóa, mặc người khác tự ý sử dụng. Do vậy nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn giao thông cao. Để có biện pháp phòng ngừa vi phạm, đai biểu đề nghị phải gắn trách nhiệm quản lý xe đối với chủ xe.

Bổ sung một số hành vi bị cấm khi tham gia giao thông.

Về các hành vi bị cấm, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk, đại biểu Nguyễn Văn Quân – Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đề nghị bổ sung quy định trong quá trình tham gia giao thông không được dùng điện thoại; bổ sung quy định cấm người lái xe buông một tay, thay vì chỉ quy định buông 2 tay như dự thảo luật. Đại biểu cho rằng cần làm rõ “hành vi khác” là gì, đề nghị biểu không nên quy định “hành vi khác” mà nên quy định cụ thể hoặc bỏ quy định này, trong trường hợp phát sinh các hành vi khác có thể điều chỉnh bằng văn bản dưới luật.

Đóng góp ý kiến hoàn thiện quy định về hành vi bị cấm, đại biểu Nguyễn Thị Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho biết, dự thảo luật quy định “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác, không nên quy định nồng độ trong máu hoặc hơi thở ở mức bằng “0” để tránh tình trạng người được kiểm tra “dương tính giả” với nồng độ cồn.

Theo nghiên cứu y học, ở trạng thái bình thường của cơ thể trong máu luôn duy trì nồng độ cồn nhất định ở mức 0,03% hoặc có trường hợp trong cơ thể có nồng độ cồn do các yếu tố như ăn, uống các thực phẩm lên men trong dạ dày, thuốc điều trị, bên cạnh đó, theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ quy định giới hạn nồng độ trong máu hoặc hơi thở ở mức lớn hơn “0”.

Đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh thành “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở” để phù hợp với các quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ) và tránh việc điều luật bị hiểu theo hướng là cứ có nồng độ cồn là vi phạm.

 Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk.

Ngoài ra, một số đại biểu cũng đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định liên quan đến xe ưu tiên. Đại đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk, đại biểu Nguyễn Văn Quân – Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đề nghị bổ sung xe của Viện kiểm sát nhân dân làm nhiệm vụ khẩn cấp theo Luật Kiểm sát nhân dân. Bởi Viện Kiểm sát nhân dân có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo luật, trong đó có việc bắt bị can vào tạm giam, do vậy nếu không đưa xe của Viện Kiểm sát nhân dân diện ưu tiên, sẽ gây khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

“Viện kiểm sát nhân nhân là một trong ba cơ quan điều tra chuyên trách song song với lực lượng công an và quân đội. Hiện tại hai cơ quan công an và quân đội có quy định về xe ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ, tại sao Viện kiểm sát không có”, đại biểu Nguyễn Văn Quân băn khoăn.

Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Nguyễn Thị Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho biết, tại khoản 5 quy định “Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an có trách nhiệm tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học”.

Theo đại biểu, quy định như dự thảo sẽ dẫn đến việc thực hiện không thống nhất giữa các địa phương. Các cơ sở giáo dục có thể sẽ thực hiện tuyên truyền, giáo dục theo hình thức tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa; lực lượng tham gia tuyên truyền chủ yếu vẫn là lực lượng Công an dẫn đến hiệu quả chưa cao, mang tính thời điểm và chưa phát huy hết vai trò của đội ngũ giáo viên, giảng viên tại các cơ sở giáo dục.

Để đảm bảo công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được thống nhất, xuyên suốt, trang bị đầy đủ kiến thức, nhận thức pháp luật khi tham gia giao thông đối với học sinh, sinh viên, hình thành thói quen tích cực khi tham gia giao thông, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh theo hướng: “Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải đưa nội dung giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy chính khóa trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học”.

Đối với Quy tắc giao thông đường bộ, khoản 1 Điều 19 quy định: “Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau’’. Về vấn đề này, có ý kiến cho rằng, quy định này chưa phù hợp với thực tiễn, đặc biệt vào mùa đông trời tối từ khoảng 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau, nếu các phương tiện tham gia giao thông không bật đèn sẽ gây mất an toàn. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh như sau:”Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau’’, đồng thời, bổ sung quy định về việc bật chiếu đèn gần và xa trong đô thị, đường ngoài đô thị khi các phương tiện đi ngược chiều.

Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận Tổ 13:

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 13, gồm các Đoàn ĐBQH Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 13, gồm các Đoàn ĐBQH Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang

Đại biểu Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn điều hành phiên thảo luận

Đại biểu Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn điều hành phiên thảo luận

Đại biểu nghiên cứu tài liệu

Đại biểu nghiên cứu tài liệu

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk đề nghị bổ sung hành vi bị cấm trong dự thảo luật

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk đề nghị bổ sung hành vi bị cấm trong dự thảo luật

Đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đề nghị rà soát quy định về giải thích từ ngữ đảm bảo thống nhất với các quy định trong dự thảo và hệ thống pháp luật hiện hành

Đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đề nghị rà soát quy định về giải thích từ ngữ đảm bảo thống nhất với các quy định trong dự thảo và hệ thống pháp luật hiện hành

Đại biểu Lê Minh Nam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang góp ý vào dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Đại biểu Lê Minh Nam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang góp ý vào dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Đại biểu Nguyễn Văn Quân - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đề nghị bổ sung xe ưu tiên cho Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ.

Đại biểu Nguyễn Văn Quân - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đề nghị bổ sung xe ưu tiên cho Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ.

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại phiên thảo luận tổ 13

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại phiên thảo luận tổ 13

Đại biểu Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 13

Đại biểu Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 13

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đóng góp ý kiến vào các dự án luật

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đóng góp ý kiến vào các dự án luật

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk phát biểu ý kiến

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk phát biểu ý kiến

Đại biểu Nguyễn Thị Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh đề nghị trang bị đầy đủ kiến thức, nhận thức pháp luật khi tham gia giao thông đối với học sinh, sinh viên

Đại biểu Nguyễn Thị Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh đề nghị trang bị đầy đủ kiến thức, nhận thức pháp luật khi tham gia giao thông đối với học sinh, sinh viên

Đại biểu Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn phát biểu kết thúc thảo luận Tổ 13

Đại biểu Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn phát biểu kết thúc thảo luận Tổ 13

Lan Hương - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=82036