Thất kinh sinh vật cực độc trườn dưới chân khi đang lái xe

Trong lúc lái xe với tốc độ 80km/h trên cao tốc Monash tại Melbourne, Australia, một phụ nữ khoảng 40 tuổi đã phát hiện một con rắn hổ cực độc trườn trên chân mình.

May mắn thay, cô đã xua đuổi được sinh vật cực độc này và dừng xe an toàn. Các sĩ quan và nhân viên y tế nhanh chóng có mặt để kiểm tra tình trạng của cô, đảm bảo không có vết cắn và đưa cô đến bệnh viện để theo dõi. Ông Tim Nanninga, chuyên gia thuộc Cơ quan Kiểm soát Rắn Melbourne, đã bắt con rắn hổ ra khỏi xe. (Ảnh: Người đưa tin)

May mắn thay, cô đã xua đuổi được sinh vật cực độc này và dừng xe an toàn. Các sĩ quan và nhân viên y tế nhanh chóng có mặt để kiểm tra tình trạng của cô, đảm bảo không có vết cắn và đưa cô đến bệnh viện để theo dõi. Ông Tim Nanninga, chuyên gia thuộc Cơ quan Kiểm soát Rắn Melbourne, đã bắt con rắn hổ ra khỏi xe. (Ảnh: Người đưa tin)

Ông cho biết rắn thường chui vào các nơi kín đáo trong ô tô và có thể trú ẩn nhiều ngày. Sau khi bắt được, con rắn được mang đến bác sỹ thú y để kiểm tra ký sinh trùng trước khi thả về tự nhiên. Các chuyên gia cảnh báo người dân Melbourne giữ khoảng cách và gọi chuyên gia nếu gặp rắn, do khí hậu gần đây khiến nhiều rắn rời khỏi môi trường sống quen thuộc.(Ảnh:Người đưa tin)

Ông cho biết rắn thường chui vào các nơi kín đáo trong ô tô và có thể trú ẩn nhiều ngày. Sau khi bắt được, con rắn được mang đến bác sỹ thú y để kiểm tra ký sinh trùng trước khi thả về tự nhiên. Các chuyên gia cảnh báo người dân Melbourne giữ khoảng cách và gọi chuyên gia nếu gặp rắn, do khí hậu gần đây khiến nhiều rắn rời khỏi môi trường sống quen thuộc.(Ảnh:Người đưa tin)

Họ Rắn hổ (Elapidae) là một họ rắn bao gồm cả các loài rắn độc sống trên cạn và rắn biển. Tính đến tháng 4/ 2019, có 371 loài thuộc họ này. (Ảnh:Britannica)

Họ Rắn hổ (Elapidae) là một họ rắn bao gồm cả các loài rắn độc sống trên cạn và rắn biển. Tính đến tháng 4/ 2019, có 371 loài thuộc họ này. (Ảnh:Britannica)

Tất cả các loài rắn hổ đều có răng nọc ở phía trước để tiêm nọc từ các tuyến nằm ở phía sau của hàm trên. Hầu hết các loài có thân hình thon dài, vảy mịn, đầu phủ đầy các khiên lớn, mắt có con ngươi tròn và thường là loài đẻ trứng. (Ảnh: iNaturalist)

Tất cả các loài rắn hổ đều có răng nọc ở phía trước để tiêm nọc từ các tuyến nằm ở phía sau của hàm trên. Hầu hết các loài có thân hình thon dài, vảy mịn, đầu phủ đầy các khiên lớn, mắt có con ngươi tròn và thường là loài đẻ trứng. (Ảnh: iNaturalist)

Một số loài sống trên cây và một số có chế độ ăn hẹp hoặc rộng. (Ảnh:iNaturalist)

Một số loài sống trên cây và một số có chế độ ăn hẹp hoặc rộng. (Ảnh:iNaturalist)

Rắn hổ phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam bán cầu. Rắn biển xuất hiện ở Ấn Độ Dương và tây nam Thái Bình Dương, chiếm các vùng nước ven biển và nông. Phạm vi sinh sống của loài rắn đẻn bụng vàng (Hydrophis platurus) trải rộng khắp Thái Bình Dương đến bờ biển Trung và Nam Mỹ.(Ảnh:Britannica Kids)

Rắn hổ phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam bán cầu. Rắn biển xuất hiện ở Ấn Độ Dương và tây nam Thái Bình Dương, chiếm các vùng nước ven biển và nông. Phạm vi sinh sống của loài rắn đẻn bụng vàng (Hydrophis platurus) trải rộng khắp Thái Bình Dương đến bờ biển Trung và Nam Mỹ.(Ảnh:Britannica Kids)

Họ Rắn hổ từng được chia thành hai phân họ: Elapinae gồm các loài sống trên cạn và Hydrophiinae gồm các loài sống ngoài biển. (Ảnh:NC State Extension Publications)

Họ Rắn hổ từng được chia thành hai phân họ: Elapinae gồm các loài sống trên cạn và Hydrophiinae gồm các loài sống ngoài biển. (Ảnh:NC State Extension Publications)

Các nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây đã di dời các loài rắn hổ sống cạn tại Australia sang Hydrophiinae và phát hiện ra các nhóm rắn khác như rắn san hô, rắn hổ mang, mamba và cạp nong cũng nằm trong mối quan hệ này. Các nhóm này hiện được gọi là Calliophiinae, Micrurinae, Najinae và Bungarinae.(Ảnh:EurekAlert)

Các nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây đã di dời các loài rắn hổ sống cạn tại Australia sang Hydrophiinae và phát hiện ra các nhóm rắn khác như rắn san hô, rắn hổ mang, mamba và cạp nong cũng nằm trong mối quan hệ này. Các nhóm này hiện được gọi là Calliophiinae, Micrurinae, Najinae và Bungarinae.(Ảnh:EurekAlert)

Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ loài rắn biết bay phổ biến ở Việt Nam.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/that-kinh-sinh-vat-cuc-doc-truon-duoi-chan-khi-dang-lai-xe-2058305.html