Thế giới năm 2020 báo động 10 điểm nóng địa chính trị

Năm 2020 sẽ là một thời điểm quan trọng trong chính trị quốc tế.

Thế giới năm 2020 báo động mười điểm nóng địa chính trị

(Tổ Quốc) - Năm 2020 sẽ là một thời điểm quan trọng trong chính trị quốc tế.

Trong những thập kỷ gần đây, toàn cầu hóa đã tạo ra cơ hội, giảm thiểu đói nghèo và mang tới hòa bình cho hàng tỷ người. Nhưng với sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về công nghệ, nền kinh tế thế kỷ 21 hiện đang bị chia rẽ. Các nước phát triển đã trở nên phân cực nguy hiểm. Biến đổi khí hậu là vấn đề chưa từng có trước đây. Những xu hướng này khi tổng hòa lại có khả năng tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Dưới đây là 10 nguy cơ địa chính trị hàng đầu mà nhóm tham vấn Eurasia Group đưa ra cho năm 2020.

Người lãnh đạo nước Mỹ?

Vào năm 2020, thể chế chính trị Mỹ sẽ đứng trước cuộc kiểm nghiệm chưa từng có và cuộc bầu cử vào tháng 11 được dự đoán sẽ mang lại những kết quả khó lường.

Ông Trump đang phải cạnh tranh với nhiều ứng viên tiềm năng trong cuộc bầu cử năm 2020.

Ông Trump đang phải cạnh tranh với nhiều ứng viên tiềm năng trong cuộc bầu cử năm 2020.

Nếu ông Trump giành chiến thắng giữa những cáo buộc hiện tại, kết quả này sẽ dấy lên tranh cãi. Còn nếu ông thua, đặc biệt là khi kết quả sít sao, tranh cãi cũng sẽ nổ ra. Một trong hai kịch bản này sẽ kéo theo nhiều tháng kiện tụng và tạo nên khoảng trống chính trị. Đó sẽ là một Brexit của Hoa Kỳ, trong đó vấn đề không phải là kết quả mà là sự bất ổn về chính trị từ niềm tin của người dân.

Sự chia rẽ lớn

Sự chia rẽ về công nghệ Mỹ-Trung đã làm gián đoạn dòng chảy công nghệ, tài năng và đầu tư song phương. Năm 2020, bất đồng sẽ vượt ra khỏi các lĩnh vực công nghệ chiến lược như chất bán dẫn, điện toán đám mây và 5G để đi vào các lĩnh vực kinh tế rộng lớn hơn.

Sự cạnh tranh Mỹ - Trung không còn dừng ở kinh tế.

Sự cạnh tranh Mỹ - Trung không còn dừng ở kinh tế.

Xu hướng này sẽ ảnh hưởng không chỉ đến lĩnh vực công nghệ toàn cầu trị giá 5 nghìn tỷ USD, mà cả các ngành và tổ chức khác. Điều này sẽ tạo ra một sự chia rẽ về kinh doanh, kinh tế và văn hóa – điều sẽ có nguy cơ trở thành vĩnh viễn và có ảnh hưởng địa chính trị sâu sắc đối với kinh doanh toàn cầu. Câu hỏi lớn được đặt ra: Bức tường ảo Berlin sẽ đứng ở đâu?

Mỹ / Trung Quốc

Khi sự chia rẽ phía trên xảy ra, căng thẳng Mỹ-Trung sẽ kéo theo một cuộc xung đột rõ ràng hơn về an ninh, ảnh hưởng và giá trị quốc gia. Hai bên sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ kinh tế trong cuộc đấu tranh này, các biện pháp trừng phạt, kiểm soát xuất khẩu và tẩy chay nhau, và sử dụng các ngòi nổ và mục tiêu ngắn hơn mang tính chính trị rõ ràng hơn.

Đế chế kinh tế đa quốc gia đạt đỉnh

Các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) sẽ phải đối mặt với áp lực mới từ chính trị. Các chính trị gia sẽ nỗ lực giải quyết việc tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại, bất bình đẳng gia tăng, các đối thủ dân túy và các thách thức an ninh được tạo ra bởi các công nghệ mới – điều sẽ được thực thi bằng cái giá phải trả là sự sinh tồn của các đế chế kinh tế MNC.

Chính trường Ấn Độ

Năm 2019, Thủ tướng Modi và chính phủ của ông đã thu hồi tư cách đặc biệt đối với Jammu và Kashmir – một vấn đề biên giới nhạy cảm, thí điểm một kế hoạch tước quyền công dân của 1,9 triệu người, và thông qua luật di trú.

Năm 2019, vấn đề Jammu và Kashmir đã khiến quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan thêm căng thẳng.

Năm 2019, vấn đề Jammu và Kashmir đã khiến quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan thêm căng thẳng.

Các cuộc biểu tình về nhiều vấn đề đã diễn ra trên khắp Ấn Độ, nhưng ông Modi sẽ không lùi bước, và một phản ứng gay gắt của chính phủ vào năm 2020 sẽ kéo theo nhiều cuộc biểu tình khác.

Địa chính trị châu Âu

Các quan chức châu Âu tin rằng EU nên tự bảo vệ mình trước các mô hình kinh tế và chính trị đang cạnh tranh gay gắt. Về vấn đề chính sách, các quan chức chống độc quyền sẽ tiếp tục đối phó với những gã khổng lồ công nghệ Bắc Mỹ.

Châu Âu không chỉ gặp sức ép từ các nền kinh tế mới nổi mà còn cả từ đồng minh Mỹ.

Châu Âu không chỉ gặp sức ép từ các nền kinh tế mới nổi mà còn cả từ đồng minh Mỹ.

Về thương mại, EU sẽ mạnh tay hơn đối với các quy tắc và thuế quan trả đũa. Về an ninh, các quan chức sẽ cố gắng sử dụng sức mạnh của thị trường lớn nhất thế giới để phá vỡ các rào cản xuyên biên giới đối với thương mại quân sự và phát triển công nghệ. Châu Âu tự chủ hơn sẽ tạo ra sự cọ sát với cả Mỹ và Trung Quốc.

Chính trị và kinh tế của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu sẽ khiến các chính phủ, nhà đầu tư và xã hội gặp khó khăn trong cuộc xung đột với những người ra quyết định của các tập đoàn, những người phải lựa chọn giữa các cam kết đầy tham vọng để giảm lượng khí thải và lợi nhuận của họ.

Thanh thiếu niên trên toàn cầu đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình kêu gọi chống biến đổi khí hậu. Ảnh: EPA-EFE/Shutterstock.

Thanh thiếu niên trên toàn cầu đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình kêu gọi chống biến đổi khí hậu. Ảnh: EPA-EFE/Shutterstock.

Giới dân sự sẽ không bỏ qua cho các nhà đầu tư và các công ty mà họ cho rằng đang quá chậm chạp. Các công ty dầu khí, hàng không, nhà sản xuất xe hơi và nhà sản xuất thịt sẽ cảm thấy rõ sức ép này.

Sức mạnh của Hồi giáo Shia

Sự thất bại trong chính sách Mỹ đối với Iran, Iraq và Syria, các quốc gia lớn do người Shia lãnh đạo ở Trung Đông, đã tạo ra những rủi ro đáng kể cho sự ổn định khu vực. Điều này bao gồm nguy cơ diễn ra một cuộc xung đột đẫm máu với Iran; áp lực gia tăng đối với giá dầu; một Iraq bị mắc kẹt giữa quỹ đạo Iran và phương Tây, và một Syria đang quay sang Nga và Iran. Cả ông Donald Trump và các nhà lãnh đạo Iran đều không muốn chiến tranh toàn diện, nhưng những cuộc giao tranh đẫm máu bên trong Iraq giữa quân đội Hoa Kỳ và Iran có khả năng sẽ xảy ra.

Nguy cơ leo thang chiến tranh tại Trung Đông đang hiện hữu.

Nguy cơ leo thang chiến tranh tại Trung Đông đang hiện hữu.

Iran sẽ làm gián đoạn lưu lượng tàu chở dầu nhiều hơn ở Vịnh Ba Tư và tấn công Hoa Kỳ trong không gian ảo. Họ cũng có thể sử dụng lực lượng ủy nhiệm của mình ở các quốc gia Trung Đông khác để nhắm mục tiêu vào công dân và đồng minh của Hoa Kỳ. Có thể chính phủ Iraq sẽ trục xuất quân đội Hoa Kỳ trong năm nay, và sự phản đối từ một số người Iraq về ảnh hưởng của Iran tại nước này cũng sẽ gia tăng căng thẳng đối với nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai của OPEC. Chính sách của Hoa Kỳ tại Syria cũng sẽ dẫn đến rủi ro trong khu vực vào năm 2020.

Bất mãn ở Mỹ Latinh

Các cộng đồng Mỹ Latinh đã trở nên ngày càng phân cực trong những năm gần đây. Năm 2020, sự phẫn nộ của công chúng đối với tăng trưởng chậm chạp, tham nhũng và các dịch vụ công chất lượng thấp sẽ khiến nguy cơ bất ổn chính trị ở mức cao. Điều này diễn ra vào thời điểm mà tầng lớp trung lưu dễ bị tổn thương đang mong đợi nhà nước chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ xã hội, làm giảm khả năng chính phủ thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các nhà đầu tư nước ngoài và IMF mong đợi. Có thể sẽ có nhiều cuộc biểu tình, số dư tài khóa sẽ xấu đi và kết quả bầu cử sẽ khó đoán hơn.

Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Erdogan đã bước vào thời kỳ suy thoái chính trị. Ông có thể không còn nắm giữ Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền khi các đồng minh cũ thành lập các đảng mới. Liên minh cầm quyền của ông đang suy yếu. Quan hệ với Mỹ sẽ rơi xuống mức thấp mới vì các lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực trong nửa đầu năm nay, làm suy yếu danh tiếng và môi trường đầu tư của đất nước và gây thêm áp lực đối với đồng lira. Phản ứng của ông Erdogan trước những áp lực khác nhau này sẽ làm tổn hại thêm đến nền kinh tế ốm yếu của Thổ Nhĩ Kỳ.

An Bình

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi-nam-2020-bao-dong-10-diem-nong-dia-chinh-tri-20200120155028265.htm