Thêm hình ảnh Kh-101 gây choáng với khả năng bắn mồi bẫy nhiệt

Tính năng mới trang bị khiến tên lửa hành trình Kh-101 trở thành mục tiêu khó bị hạ hơn trước rất nhiều.

Là một phần của bước đột phá đổi mới trong lĩnh vực công nghệ quân sự, tên lửa hành trình Kh-101 của Nga lần đầu tiên trong quá trình thực chiến đã tiến hành bắn mồi nhử hồng ngoại ở phần cuối của quỹ đạo.

Là một phần của bước đột phá đổi mới trong lĩnh vực công nghệ quân sự, tên lửa hành trình Kh-101 của Nga lần đầu tiên trong quá trình thực chiến đã tiến hành bắn mồi nhử hồng ngoại ở phần cuối của quỹ đạo.

Cải tiến này nhằm mục đích chống lại việc tên lửa bị khóa mục tiêu bằng đầu dẫn hồng ngoại bước sóng trung bình và dài (IGGSN), cụ thể là các bước sóng 3 - 5 và 8 - 12 micromet.

Cải tiến này nhằm mục đích chống lại việc tên lửa bị khóa mục tiêu bằng đầu dẫn hồng ngoại bước sóng trung bình và dài (IGGSN), cụ thể là các bước sóng 3 - 5 và 8 - 12 micromet.

Hệ thống như vậy được lắp đặt trên các tên lửa phòng không như IR-ASRAAM, IRIS-T SLS, cũng như tên lửa không đối không R-73 và AIM-9L/M/X, thậm chí có thể sử dụng từ các bệ phóng IM-SHORAD trên mặt đất và các nền tảng tương tự.

Hệ thống như vậy được lắp đặt trên các tên lửa phòng không như IR-ASRAAM, IRIS-T SLS, cũng như tên lửa không đối không R-73 và AIM-9L/M/X, thậm chí có thể sử dụng từ các bệ phóng IM-SHORAD trên mặt đất và các nền tảng tương tự.

Ngoài ra tên lửa Kh-101 nâng cấp có thể tích hợp hệ thống tác chiến điện tử (EW) trong băng tần G/X/Ku, được thiết kế để ngăn chặn đường tiếp nhận của đầu dẫn radar chủ động sử dụng trong các tên lửa phòng không như Aster- 30 và IRIS-T SLM.

Ngoài ra tên lửa Kh-101 nâng cấp có thể tích hợp hệ thống tác chiến điện tử (EW) trong băng tần G/X/Ku, được thiết kế để ngăn chặn đường tiếp nhận của đầu dẫn radar chủ động sử dụng trong các tên lửa phòng không như Aster- 30 và IRIS-T SLM.

Lúc đầu, nhiều chuyên gia quân sự tin rằng mồi bẫy hồng ngoại sẽ chỉ được kích hoạt sau khi tên lửa bị hệ thống phòng không đối phương khóa mục tiêu.

Lúc đầu, nhiều chuyên gia quân sự tin rằng mồi bẫy hồng ngoại sẽ chỉ được kích hoạt sau khi tên lửa bị hệ thống phòng không đối phương khóa mục tiêu.

Nhưng sau đó có thông tin cho rằng quá trình này có thể được thực hiện tự động sau một thời gian nhất định, hoặc khi tên lửa đi đến tọa độ cụ thể, nơi hệ thống phòng không đối phương rất có thể đã được định vị sẵn.

Nhưng sau đó có thông tin cho rằng quá trình này có thể được thực hiện tự động sau một thời gian nhất định, hoặc khi tên lửa đi đến tọa độ cụ thể, nơi hệ thống phòng không đối phương rất có thể đã được định vị sẵn.

Những cải tiến như vậy sẽ làm tăng đáng kể khả năng sống sót của tên lửa Kh-101 trong điều kiện phòng không cường độ cao và mở rộng khả năng chiến thuật khi sử dụng chúng.

Những cải tiến như vậy sẽ làm tăng đáng kể khả năng sống sót của tên lửa Kh-101 trong điều kiện phòng không cường độ cao và mở rộng khả năng chiến thuật khi sử dụng chúng.

Ngoài tên lửa hành trình Kh-101, có nhiều bằng chứng cho thấy tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M cũng được trang bị hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt tương tự.

Ngoài tên lửa hành trình Kh-101, có nhiều bằng chứng cho thấy tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M cũng được trang bị hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt tương tự.

Bạch Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/them-hinh-anh-kh-101-gay-choang-voi-kha-nang-ban-moi-bay-nhiet-post666918.html