Thép HRC Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá

Các nhà sản xuất thép Ấn Độ là JSW Steel Limited and ArcelorMittal Nippon Steel India Limited đã nộp đơn điều tra đối với các sản phẩm thép HRC đến từ Việt Nam, thời gian điều tra từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/3/2024.

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 14/8/2024, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.

Theo đó, các nhà sản xuất thép Ấn Độ là JSW Steel Limited and ArcelorMittal Nippon Steel India Limited đã nộp đơn điều tra đối với các sản phẩm thép HRC đến từ Việt Nam.

Cụ thể là thép cuộn cán nóng hợp kim hoặc không hợp kim, không phủ, không mạ hoặc tráng, có độ dày lên đến 25mm và chiều rộng lên đến 2100mm. Sản phẩm thuộc các mã HS: 7208, 7211, 7225, 7226. Ngoài ra, thép cuộn không gỉ cán nóng không bị điều tra.

Thời gian điều tra từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/3/2024.

Thời gian điều tra từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/3/2024.

Thời gian điều tra từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/3/2024.

Hiện nay, do mới nhận được Thông báo khởi xướng điều tra, Cục Phòng vệ Thương mại đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đề nghị DGTR cung cấp thêm các thông tin cần thiết khác để chuyển tới các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan.

Vì vậy, nhằm kịp thời ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra nghiên cứu kỹ Thông báo khởi xướng điều tra.

Đồng thời, chủ động đề nghị DGTR cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết khác trong giai đoạn này, bao gồm hồ sơ yêu cầu – bản công khai, bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá.

Thực hiện quyền cung cấp ý kiến bình luận về phạm vi sản phẩm, mã PCN và nộp cho DGTR theo đúng thể thức và thời gian hạn định. Đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ về bảo mật thông tin và công bố thông tin công khai cho các bên liên quan khác

Cùng với đó, hợp tác đầy đủ, toàn diện với DGTR trong toàn bộ quá trình vụ việc, bao gồm trả lời các bản câu hỏi điều tra, thẩm tra tại chỗ, tham vấn.

Đặc biệt, phải nắm rõ liên hệ, thường xuyên giữ liên lạc, phối hợp, cung cấp thông tin với Cục Phòng vệ Thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Ở chiều ngược lại, ngày 26/7, Việt Nam cũng khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Thời kỳ điều tra hành vi bán phá giá từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024.

Theo đó, động thái này được diễn ra khi Hòa Phát và Formosa đã gửi hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với thép HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc ngày 19/3.

Đặc biệt, theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tình hình sản xuất, tiêu thụ thép cuộn cán nóng (HRC) trong tháng 7 giảm gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 578.000 tấn. Trong đó, xuất khẩu giảm sâu 42% xuống 217.360 tấn.

Thanh Loan

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/thep-hrc-viet-nam-bi-an-do-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-204240819222555043.htm