Thị trường tín chỉ khử carbon toàn cầu có thể tăng trưởng gần 40 lần trong năm 2030 - 2035

Theo dự đoán, thị trường tín chỉ khử carbon toàn cầu giai đoạn từ năm 2030 - 2035 có thể đạt khoảng 100 tỷ USD, tức là gấp gần 40 lần so với năm 2023 đã đạt được.

Trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến tồi tệ, đặc biệt là 2 năm gần đây, Liên Hợp Quốc ước tính toàn cầu phải khử hàng tấn carbon mỗi năm, có thể bằng thiên nhiên hoặc công nghệ. Trong năm 2023, thị trường tín chỉ khử carbon toàn cầu đã đạt mức 2,7 tỷ USD. Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây của Oliver Wyman - một doanh nghiệp tư vấn Mỹ, thị trường màu mỡ này có thể tăng trưởng tới 100 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2030 - 2035, với điều kiện thế giới giải quyết được các rào cản đang gây vướng mắc.

 Thị trường tín chỉ khử carbon được kỳ vọng sẽ tăng gần 40 lần trong thập kỷ tới.

Thị trường tín chỉ khử carbon được kỳ vọng sẽ tăng gần 40 lần trong thập kỷ tới.

Rào cản phát triển thị trường tín chỉ khử carbon hiện nay trên toàn cầu đó là thiếu các tiêu chuẩn về tín chỉ khử carbon và hướng dẫn về khử carbon. Để có thể phát triển được mảng thị trường mới mẻ đầy màu mỡ này, các chính phủ nên đưa nhiệm vụ khử carbon vào hệ thống giao dịch phát thải của mỗi quốc gia, từ đó đặt ra mức khung tài chính để hỗ trợ thị trường. Ngoài ra, các chính phủ cũng cần phải mạnh mẽ ủng hộ các phương pháp khử carbon trong chiến lược của doanh nghiệp.

Cũng theo báo cáo của Oliver Wyman, nhu cầu tín dụng khử carbon đã bắt đầu tăng lên từ đa dạng lĩnh vực như công nghệ, tài chính, hóa chất và hàng không. Thế nhưng, nhu cầu đó vẫn chưa đủ lớn để thúc đẩy quy mô của các dự án cần thiết.

Hiện nay, toàn cầu đã có ngân sách 32 tỷ USD được đầu tư vào các dự án khử carbon. Trong đó, 21 tỷ USD dành cho các giải pháp kỹ thuật như thu hồi không khí trực tiếp (Direct Air Capture - DAC) để hút carbon từ khí quyển; và 11 tỷ USD dành cho các giải pháp dựa vào thiên nhiên như trồng trọt.

Mặc dù khử carbon là một trong những biện pháp chính nhằm hướng tới mục tiêu Net Zero - Phát thải ròng bằng 0 của toàn cầu, nhưng nhiều nhà chỉ trích vẫn không ưu tiên lựa chọn. Họ cho rằng, nếu tập trung vào việc khử carbon, các chính phủ và doanh nghiệp sẽ quên đi nhiệm vụ phải cắt giảm lượng khí thải carbon.

 Một trong những nhà máy sử dụng công nghệ DAC để thu hồi carbon hiện nay.

Một trong những nhà máy sử dụng công nghệ DAC để thu hồi carbon hiện nay.

Theo: Reteurs

Gia Tuệ

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/thi-truong-tin-chi-khu-carbon-toan-cau-co-the-tang-truong-gan-40-lan-trong-nam-2030-2035-89641.html