Thiên thạch là gì? Thiên thạch có sức tàn phá nghiêm trọng như thế nào

Trong lịch sử tồn tại của mình, Trái đất đã chịu đựng nhiều sự tàn phá khủng khiếp và để lại những dấu vết kinh hoàng.

Thiên thạch là gì?

Thiên thạch (Meteorite) là phần còn sót lại (chưa cháy hết) rơi xuống Trái đất của các tiểu hành tinh (Hình 2). Hằng năm, có tới gần 200.000 thiên thạch rơi xuống Trái đất. Trung bình cứ 30 năm lại có một thiên thạch nặng 50 tấn rơi xuống đất. Thiên thạch hầu hết là các mảnh của tiểu hành tinh, một số là mảnh nhân của sao chổi và bị vỡ thành nhiều mảnh trước khi rơi xuống đất.

Người ta chia thiên thạch thành 3 loại:

- Thiên thạch đá: thường cấu tạo từ các khoáng silicat (olivin và pyroxen). Thiên thạch đá chiếm 92% thiên thạch và được chia thành 2 dạng là: thiên thạch hạt (chondrit) chiếm 84% lượng thiên thạch và thiên thạch không hạt.

- Thiên thạch sắt: gồm sắt (92%), niken (7%) và một lượng khoáng chất nhỏ. Dạng thiên thạch này chiếm 6% số lượng các thiên thạch.

- Thiên thạch sắt-đá: là loại trung gian giữa thiên thạch đá và thiên thạch sắt, trong đó sắt và niken chiếm khoảng một nửa, silicat chiếm khoảng một nửa khối lượng của thiên thạch. Dạng thiên thạch này chiếm khoảng 2% số lượng thiên thạch.

 Hình 2: Thiên thạch sắt.

Hình 2: Thiên thạch sắt.

Ngày nay, người ta còn xác định được tectit là các mảnh đá của Trái đất bị bắn lên không trung rồi rơi trở lại Trái đất chứ không phải có nguồn gốc từ ngoài Trái đất.

Sức tàn phá của thiên thạch

Trong lịch sử tồn tại của mình, Trái đất đã chịu đựng nhiều sự tàn phá khủng khiếp và để lại những dấu vết kinh hoàng. Theo thời gian, các dấu hiện của va chạm thiên thạch với Trái đất cụ thể:

Hố thiên thạch Vredefort Dome

Vụ tàn phá Trái đất bởi thiên thạch xảy ra cách đây khoảng 2 tỷ năm, ở vùng Vredefort Dome, phía tây nam Johannesburg, Nam Phi. Đây được xem là vụ va chạm thiên thạch lớn nhất từng có được phát hiện. Đó là kết quả của sự va chạm của một khối đá ước tính có kích thước 10 km và vận tốc bay khoảng 36.000 km/giờ, để lại một miệng hố rộng khoảng 300 km, gọi là Hố thiên thạch Vredefort Dome (Hình 3). Theo các nhà khoa học, sự kiện này xảy ra khi con người và phần lớn động thực vật chưa xuất hiện. Sinh vật sống duy nhất bấy giờ là một loại tảo tương tự loài rêu màu xanh lá cây ở các con đập bây giờ.

Vụ tuyệt diệt loài khủng long

Vụ nổ lớn nhất trên Trái đất từng được biết đến và để lại đầy đủ bằng chứng địa sinh học được gọi là Sự kiện tuyệt chủng ở Kỷ Phấn Trắng. Sự kiện xảy ra khoảng 65 triệu năm trước đây do một thiên thạch va chạm với Trái đất, tạo ra miệng hố Chicxulub (Hình 4) ở ngoài khơi bán đảo Yucatan (tiếng Tây Ban Nha là Península de Yucatán), nằm ở phía đông nam nước Mexico. Sức công phá của vụ nổ ước tính tương đương với 96 nghìn tỷ tấn TNT (96 Teratons), hay khoảng 1,7 triệu quả bom Sa hoàng, tức quả bom khinh khí do Liên xô (cũ) thử ngày 30/10/1961 với sức nổ tương đương 57 triệu tấn TNT. Vụ va chạm hủy diệt này tạo nên một hố lõm sâu khoảng 110 dặm gọi là hố Chicxulub và hàng tấn bụi đất bay khắp khí quyển, gây động đất, sóng thần, hỏa hoạn, mưa acid, biến hầu hết các vùng đất trên Trái đất trở nên khô cằn, hầu như đã hủy diệt sự sống trên Trái đất. Đặc biệt, loài khủng long, vốn thống trị Trái đất khi đó, đã bị hủy diệt hoàn toàn.

 Hình 4: Hố thiên thạch Vredefort Dome

Hình 4: Hố thiên thạch Vredefort Dome

 Hình 5: Miệng hố Chicxulub ở ngoài khơi bán đảo Yucatan. (Nguồn: Howstuffworks)

Hình 5: Miệng hố Chicxulub ở ngoài khơi bán đảo Yucatan. (Nguồn: Howstuffworks)

Thiên thạch Hoba

Tảng thiên thạch nặng nhất trong số các thiên thạch có tên là Hoba đã được tìm thấy trên Trái đất nằm ở một nông trại thuộc Namibia, Phi Châu, được cho là đáp xuống Trái đất từ hơn 80.000 năm trước. Tảng thiên thạch này chiếm diện tích hơn 6,5m2 có trọng lượng ước tính đến những 66 tấn, gồm khoảng 84% sắt và 16% niken. Nó hiện vẫn được coi là tảng sắt tự nhiên lớn nhất của Trái đất. Trái với kích thước khổng lồ, tảng thiên thạch Hoba không hề để lại một vệt lõm nào, theo giải thích của nhiều nhà khoa học, Hoba sau khi đã vượt qua một hành trình dài đã đâm xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất với một góc rất nhỏ. Năm 1955, chính quyền Namibia đã quyết định công nhận tảng thiên thạch này như một di tích lịch sử quốc gia, và giờ đây nó đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng (Hình 5).

Hố thiên thạch Barringer

Một hố sâu khoảng 170 mét và đường kính khoảng 1,6 km, gọi là Hố thiên thạch Barringer được cho là tạo ra từ 50.000 năm trước (Hình 6). Thiên thạch này có đường kính ước tính gần 50m, bay với vận tốc khoảng 46.000 km/giờ đâm xuống vùng sa mạc Arizona, nước Mỹ, gây ra sức công phá ước tính có sức công phá tương đương 150 lần quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima, đã hủy diệt mọi sinh vật trên diện tích rộng vài trăm cây số vuông.

 Hình 6: Hố thiên thạch Barringer. (Nguồn: Howstuffworks)

Hình 6: Hố thiên thạch Barringer. (Nguồn: Howstuffworks)

Thiên thạch Tunguska

Vụ tàn phá lớn của thiên thạch trên Trái đất được ghi nhận xảy năm 1908 tại vùng Tunguska (Nga). Sự kiện này vẫn là đề tài làm nóng các cuộc tranh luận khi mà nó không hề để lại bất kỳ vết tích nào của một vụ va chạm thiên thạch. Chính điều này đã khiến các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra nguồn gốc đích thực của mảnh thiên thạch. Vụ nổ đã tàn phá khoảng 80 triệu cây trên diện tích 2.150 km2, thiêu rụi toàn bộ nhà cửa, gia súc trong bán kính 13 dặm. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về vùng đất nằm trong phạm vi vụ nổ, nhưng không hề có một mảnh thiên thạch hay bất kỳ vết lõm nào được phát hiện.

 Dấu vết tàn phá của thiên thạch ở vùng Siberi (Nga) năm 1908. (Nguồn: Howstuffworks)

Dấu vết tàn phá của thiên thạch ở vùng Siberi (Nga) năm 1908. (Nguồn: Howstuffworks)

Thiên thạch Trelebinsk

Sự cố thiên thạch rơi gần đây nhát là thiên thạch Trelebinsk, Liên bang Nga năm 2013 có kích thước 17m, nổ trên độ cao 30 km, tạo ra năng lượng gấp 300 lần năng lượng bom nguyên tử Hoa Kỳ ném xuống Hiroshima năm 1945, làm 1000 căn nhà vở kính và 500 người bị thương vì mảnh kính rơi; các trung tâm khoa học lớn của Thế giới tại Hoa Kỳ và Nga đang tập trung nghiên cứu giải pháp ứng phó.

P.V

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/thien-thach-la-gi-thien-thach-co-suc-tan-pha-nghiem-trong-nhu-the-nao-81444.html